7 "đại gia" gây dựng cơ nghiệp từ thủy sản là ai?

Với sự phát triển nhanh chóng của mình, ngành thủy sản đang đóng góp khá nhiều gương mặt trong top những người giàu nhất trên sàn chứng khoáng hiện nay. Họ là ai? Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về những đại gia này...

Ai là những "đại gia" gây dựng cơ nghiệp từ thủy sản?

1. Bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Vĩnh Hoàn



Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu Cá tra

- Bà Lệ Khanh hiện nắm 49,6% cổ phần của Vĩnh Hoàn, tương ứng lượng cổ phiếu trị giá 746 tỷ đồng – là người giàu nhất trong số các doanh nhân ngành thủy sản đang niêm yết.

- Vĩnh Hoàn hiện dẫn đầu về kim nghạch xuất khẩu cá tra.

- Bà Khanh sinh năm 1961, quê quán tại An Giang, đã từng công tác tại Sở Tài chính tỉnh An Giang, công ty XNK Châu Thành An Giang, FIDECO... xem thêm

2. Ông Dương Ngọc Minh – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Hùng Vương (HVG); Chủ tịch HĐQT CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF), Thành viên HĐQT Agifish (AGF)



Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu Cá tra, sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Ông Minh nắm 34,1% cổ phần của Hùng Vương, tương ứng 439 tỷ đồng.

- Những năm gần đây, Hùng Vương đã thực hiện hàng loạt những vụ mua lại các công ty cùng ngành như Việt Thắng, Agifish, Faquimex Bến Tre (FBT).

- Nếu cộng cả giá trị xuất khẩu của Agifish vào Hùng Vương thì Hùng Vương sẽ dẫn đầu về xuất khẩu cá tra (Agifish là công ty con của Hùng Vương).

- Ông Minh sinh năm 1956, quê quán Tp.HCM, xem thêm

3. Gia đình ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn thủy sản Minh Phú


Lĩnh vực: chế biến và xuất khẩu tôm

- Ông Lê Văn Quang cùng vợ là bà Chu Thị Bình và con gái là bà Lê Thị Dịu Minh đều đứng trong top những người giàu nhất TTCK. Trong đó:

     + Ông Lê Văn Quang nắm 22,8% cổ phần của Minh Phú, tương đương 310 tỷ đồng.

     + Bà Chu Thị Bình nắm 24,96% cổ phần, tương đương 339 tỷ đồng. Bà Bình là Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ.

     + Bà Lê Thị Dịu Minh nắm 9,43% cổ phần, tương đương 128 tỷ đồng.

- Minh Phú là doanh nghiệp dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm nói chung cũng như thủy sản nói riêng. Gia đình ông Quang cũng là những doanh nhân giàu nhất trong lĩnh vực này.

4. Ông Doãn Tới – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Nam Việt (Navico-ANV)



Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu Cá tra

- Trước đây, Navico là doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu cá tra nhưng gần đây doanh nghiệp này đã tụt hạng khá nhiều.

- Ông Doãn Tới hiện sở hữu 45,38% cổ phần của Navico, tương đương 228 tỷ đồng.

- Hai con trai của của ông Tới là các ông Doãn Chí Thanh và Doãn Chí Thiên cũng nắm lần lượt 13,6% và 12,8% cổ phần của Navico, tương ứng 68 tỷ và 64 tỷ đồng.

- Ông Doãn Chí Thiên là một trong những cổ đông lớn của Ngân hàng phát triển Mekong (MDB).

- Cổ phiếu ANV là một trong số ít những cổ phiếu của doanh nghiệp thủy sản lớn nằm dưới mệnh giá (kết thúc ngày 13/12 đạt 7.600 đồng).

5. Ông Lê Thanh Thuấn -  Chủ tịch HĐQT Thủy sản IDI và Chủ tịch Sao Mai An Giang (ASM)



Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu Cá tra, bất động sản

- Ông Thuấn hiện nắm giữ 13% cổ phần của IDI và 10% cổ phần của ASM, tương đương lượng cổ phiếu trị giá 125 tỷ đồng.

- Trong đó, IDI là công ty chuyên về chế biến xuất khẩu cá tra còn ASM là công ty bất động sản.

- Giống như ANV, hiện IDI cũng đang nằm dưới mệnh giá (đạt 7.200 đồng).

- Ông Lê Thanh Thuấn sinh năm 1958, quê quán Thanh Hóa, đã từng công tác tại Sở xây dựng An Giang, UBND Tỉnh An Giang, xem thêm

6. Ông Nguyễn Triệu Dỏng – Phó Chủ tịch Thủy sản Út Xi; Chủ tịch Đô thị Dầu khí Cửu Long (CCL)



Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu tôm, Bất động sản

- Ông Dỏng nắm 32,8% cổ phần của CTCP Đầu tư & Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu long, tương đương 71 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 8,6% cổ phần của Thủy sản Út Xi nhưng doanh nghiệp này chưa lên sàn.
Cũng giống như ông Thuấn, ông Dỏng vừa kinh doanh thủy sản vừa kinh doanh bất động sản.

- Ông Dỏng sinh năm 1960, quê quán Sóc Trăng. Xem thêm

7. Bà Phạm Thị Diệu Hiền – Chủ tịch HĐQT Bianfishco



Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu Cá tra

- CTCP Thủy sản Bình An - Bianfishco là 1 trong 3 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thuộc top 10 hiện chưa niêm yết trên sàn chứng khoán (2 doanh nghiệp còn lại là Công ty TNHH).
Bianfishco có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó, bà Diệu Hiền nắm giữ 50% cổ phần.

- Hiện Công Ty CPTS Bình An đang trụ không vững do làm ăn thua lỗ

Đăng ngày 12/03/2012
TRUNG HIẾU (SƯU TẦM)
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 10:16 16/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 15:42 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 15:42 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:42 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 15:42 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 15:42 17/06/2025
Some text some message..