7 việc cần làm để xử lý ao nuôi thủy sản sau mưa lũ

Mưa lũ không chỉ cuốn trôi tôm, cá còn để lại hậu quả xấu đối với môi trường ao nuôi. Vì vậy, cải tạo ao đầm sau mưa đúng kỹ thuật giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi đồng thời thuận lợi cho việc khôi phục sản xuất sau mưa lũ.

7 việc cần làm để xử lý ao nuôi thủy sản sau mưa lũ
7 việc cần làm để xử lý ao nuôi tôm sau mưa lũ.

1. Xử lý môi trường


Ngay sau những cơn mưa, việc làm cần được ưu tiên chính là tiến hành kiểm tra bờ ao, cống cấp thoát nước... để biết được tình trạng ao nuôi và lượng thủy sản nuôi có thất thoát hay không. Sau đó, thu dọn, vớt rác, lá cây, thân cây bị đổ xung quanh để làm sạch ao và tránh lá cây bị thối gây ô nhiễm cho nguồn nước trong ao.

Tiếp đến, cần tiến hành theo dõi các hoạt động của thủy sản nuôi như màu sắc cơ thể, hình dạng bên ngoài, sức ăn… để kiểm tra sức khỏe của tôm, cá nuôi. Kiểm tra các thông số môi trường như pH, độ mặn, DO, NH3, độ đục… để có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Cân bằng mực nước


Mực nước trong ao nuôi không nên để quá sâu hoặc quá cạn và phải tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi. Đối với tôm, cá nuôi thương phẩm, mực nước tối ưu để hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết khoảng 1,4 - 1,5 m. Sau mưa, lượng nước trong ao thường lên cao, vì vậy, cần xả bớt lượng nước tầng mặt hoặc tăng cường chạy quạt để giảm phân tầng nước trong ao nhằm duy trì chất lượng nước thích hợp và tránh gây ra hiện tượng thiếu oxy giảm độ mặn.

Khi xả nước cần phải lưu ý để tránh làm giảm độ mặn đột ngột (trong ao nuôi tôm), tránh tràn bờ, vỡ cống (do lượng nước sau mưa bão là rất lớn).

3. Kiểm soát độ kiềm, độ trong

Sau mưa, nước ao thường bị đục, độ kiềm có thể bị giảm do các chất hữu cơ, hạt sét bị nước mưa cuốn trôi từ trên bờ xuống. Khắc phục bằng cách sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat (Al2(SO4)3) để tạo kết tủa và lắng tụ hay thạch cao với liều lượng 30 kg/1.000 m2 và lặp lại 2 - 3 lần.

Dùng Dolomite liều lượng 10 - 20 kg/1.000 m3 (đối với ao nuôi tôm) xử lý từ từ cho đến khi độ kiềm đạt ngưỡng cho phép.

Ngoài ra, cần kiểm tra các yếu tố khác như lượng khí độc trong ao để có biện pháp xử lý kịp thời. Sau khi ổn định được độ trong, tiến hành gây lại màu nước cho ao nuôi.

4. Cung cấp ôxy


Ôxy hòa tan (DO) là một trong những yếu tố chất lượng nước quan trọng nhất và dễ phát sinh vấn đề nhất trong nuôi trồng thủy sản; lượng DO thực tế trong nước chịu sự ảnh hưởng chung của các nhân tố sinh học, vật lý và hóa học mà thay đổi theo thời gian. Do đó, cần đảm bảo DO ở ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của thủy sản nuôi.

Tiến hành chạy quạt nước và sục khí liên tục để cung cấp ôxy trong ao. Đồng thời, người nuôi cần dự trữ thêm viên ôxy tức thời để phòng cho trường hợp thiếu ôxy khẩn cấp.

5. Ổn định pH


Khi mưa xuống, pH trong ao sẽ bị giảm xuống đột ngột; do đó trước và trong lúc mưa nếu không xử lý tốt như không rải vôi để ổn định pH, thì sau mưa pH trong ao nuôi cũng ở mức thấp và không ổn định.

Khi kiểm tra pH trong ao nếu thấy pH chưa đạt ngưỡng thích hợp cần bón CaCO3 với lượng 15 - 20 kg/100 m2. 

6. Quản lý thức ăn


Cần theo dõi tình hình thời tiết để điều tiết lượng thức ăn cho tôm, cá; sau khi mưa bão chấm dứt mới cho ăn trở lại nhưng chỉ cho ăn với lượng 30 - 50% so lúc bình thường.

Đồng thời bổ sung thêm Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, cá

7. Quản lý dịch bệnh

Quản lý dịch bệnh cho cá nuôi mùa mưa bão

* Vôi và muối cho vào túi vải treo ở 4 góc nơi cho cá ăn và nên bắt đầu treo khi cho cá ăn (mỗi loại một túi cho mỗi góc).

-  Nuôi bè và đăng quần sử dụng hàm lượng như sau: vôi: 2 – 5 kg/túi, muối 10 – 20 kg/túi.

-  Nuôi ao hầm sử dụng vôi: 1 – 2 kg/túi, muối 10 kg/túi.

* Liều lượng trên có thể thay đổi trong phạm vi cho phép tùy theo quy mô, diện tích nuôi và thể tích nước. Định kỳ 10 – 15 ngày thực hiện một lần. Nếu phát hiện đàn cá nuôi có biểu hiện giảm ăn, nhào lộn dữ dội, trên da và mang có nhiều nhớt, cá bệnh chết với số lượng ít và tăng không đáng kể thì thực hiện việc treo vôi và muối trong 3 ngày liên tục (trong mô hình nuôi ao hầm thì mỗi ngày thay 10 – 15% thể tích nước ao). Đồng thời đem mẫu cá bệnh nhờ cán bộ thủy sản hỗ trợ trong việc chuẩn đoán bệnh cá.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm lá xoan, dây giác, cỏ mực đập giập bọc lại bằng lưới cước treo ở đầu bè hoặc ở chỗ cho ăn với liều lượng mỗi lần treo từ 5 – 10kg để nâng cao hiệu quả phòng ngừa các bệnh ngoại ký sinh trùng trong mùa mưa, lũ.

Ngay sau khi mưa bão xảy ra để phòng chống dịch bệnh cho tôm cần:

Phun khử trùng bờ ao nuôi bằng hóa chất khử trùng.

Tuyệt đối không lấy thêm nước từ ngoài hệ thống cấp nước chung vào ao nuôi khi chưa xác định được nguồn nước an toàn.

Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đóng chặt cống cấp và thoát nước; quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao; căng dây và lắp hình nộm để chống chim, cò vào ao.

Sử dụng đĩa thạch hoặc đem mẫu nước đến ngay cơ sở xét nghiệm để kiểm tra vi khuẩn và mầm bệnh có trong ao nhằm kip thời xử lý.

Đối với tôm nuôi: Khi thời tiết bất thường cần bổ sung ngay các chất giúp tôm tăng cường hệ miễn dịch như MOS và β-glucan với  liều 50 mg β-glucan + 15 mg MOS/kg thức ăn. 0,3% thảo dược và 0,5% axít hữu cơ trộn vào thức ăn phòng trị bệnh hoại tử gan tụy. Đồng thời bổ sung thêm Vitamin C, khoáng để tăng sức đề kháng cho tôm.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 24/07/2018
Tổng Hợp
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:23 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 09:23 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 09:23 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:23 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 09:23 19/12/2024
Some text some message..