8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp bà con nên chú ý (Phần 1)

Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn như giá tôm giảm, thức ăn nuôi tôm tăng, giá điện tăng,... Thêm vào đó là một số loại bệnh trên con tôm đang hoành hành. Vì vậy, bà con nên nhận biết và phòng tránh kịp thời.

Tôm thẻ
Nhận biết một số loại bệnh thường gặp ở tôm, giúp bà con chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh. Ảnh: Tép Bạc

Cách phòng bệnh phổ biến trên tôm

Phòng bệnh trên tôm đang trở thành thách thức khó khăn, đối với bà con nông dân nuôi tôm hiện nay. Để đảm bảo sức khỏe bà con cần lựa chọn nguồn giống sạch, không bị nhiễm bệnh. Tuân thủ theo đúng quy trình, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Cần vệ sinh ao nuôi định kỳ, chủ động loại bỏ các loại tảo độc trong ao nuôi. Đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con tôm.

Qua từng giai đoạn nuôi, bà con nên cung cấp lượng thức ăn phù hợp. Đồng thời tăng cường đề kháng cho tôm bằng cách: Cung cấp các loại khoáng chất và vitamin, các loại men tiêu hóa cần thiết,... trộn vào thức ăn theo tỷ lệ nhất định.

Chủ động theo dõi tình hình biến đổi khí hậu, nguồn nước, kiểm tra độ pH phù hợp để có những biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, bà con cần chủ động nhận biết các bệnh có thể xuất hiện trên con tôm. Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi xin đề cập đến 8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp nhất mà bà con nên chú ý.

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần 1)

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPNS)

Nguyên nhân gây ra bệnh: Là do vi khuẩn có tên là Vibrio Parahaemolyticus có độc lực cao. 

Biểu hiện của bệnh: Khi tôm mắc bệnh, gan tụy bị teo đi và có màu nhợt nhạt. Ruột tôm bị rỗng hoặc đứt đoạn.

Cách phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính: Tiến hành kiểm tra mật độ của vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước áo  và đất nuôi tôm. Nếu có thể, nên nuôi xen canh thêm cá rô phi hoặc các loài cá khác trong ao, tạo quần thể vi sinh.

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV)

Nguyên nhân gây ra bệnh: Do loại virus có tên gọi là Infectious Hypodermal and hematopoietic Necrosis Virus (IHHNV) gây ra.

Bệnh hoại tử cơBệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô. Ảnh: : nammientrung.com 

Biểu hiện của bệnh: Tôm thẻ chân trắng khi mắc bệnh sẽ bị giảm tăng trưởng từ 10 - 30%. Một số bộ phận như ngực bị biến dạng, râu tôm quăn, vỏ bị thô ráp và con tôm trông còi cọc.

Cách phòng bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô: Giống như các bệnh do virus gây ra. Bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp tốt nhất mà người dân cần làm, đó chính là giảm tác hại ở 3 việc là: Thứ nhất là kiểm soát con giống, thứ 2 là nâng cao dinh dưỡng cho tôm nhằm tăng đề kháng và cuối cùng là kiểm tra chặt chẽ môi trường nước trong ao.

Bệnh đốm trắng (WSSV)

Nguyên nhân gây ra bệnh: Virus gây ra bệnh đốm trắng trên tôm thẻ có tên là White spot Syndrome (WSSV), ký sinh trong thân tôm. Virus tấn công nhiều mô tế bào, xuất hiện nhiều nhất ở tế bào mô da. Một khi WSSV xâm nhập sẽ gây chết hàng loạt cá thể tôm, từ ấu trùng cho đến tôm giống rồi tôm trưởng thành.

Bệnh đốm trắngBệnh đốm trắng do Virus White spot Syndrome (WSSV) gây ra. Ảnh: thefishsite.com

Biểu hiện của bệnh: Mầm bệnh có trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài thông qua nguồn nước, các ký chủ trung gian. Một khi chất thải tôm nhiều, nguồn nước bị ô nhiễm hay do biến đổi thời tiết, con tôm bị yếu đi. Sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển. Bệnh phát triển nhất lúc giao mùa. Tôm bơi yếu, trôi dạt và kém ăn. Khi quan sát sẽ thấy những đốm trắng tròn, xuất hiện ở dưới lớp vỏ kitin. Xuất hiện toàn thân hoặc ở giáp đầu ngực, thân tôm xuất hiện màu tím. Tôm có thể chết 100% chỉ từ 3 - 5 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh.

Cách phòng bệnh đốm trắng: Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào. Vì vậy, người dân phải nâng cao cảnh giác hơn trong việc phòng tránh bệnh. Nên vớt hết tôm chết ra khỏi ao. Sử dụng Chlorine với liều lượng 30kg/1000m3 hoặc có thể sử dụng formol 200 lít/1000m3 hòa với nước để tạt đều quanh ao. Tiếp tục ngâm ao 7 ngày rồi mới xả ra môi trường. Khi phát hiện bệnh, bà con nên thu hoạch tôm ngay nhằm mục đích giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể.

Bệnh đỏ đuôi tôm hay còn gọi là hội chứng Taura

Nguyên nhân gây ra bệnh: Bệnh do virus gây ra. Ban đầu, virus này được phân loại thuộc họ Picornaviridae, nhưng đến năm 2005 đã được tái phân loại và thuộc họ Dicistrovirdae.

Biểu hiện của bệnh: Bệnh đuôi đỏ xuất hiện khi tôm vào giai đoạn 2 tuần tuổi cho đến khi tôm trưởng thành. Ở giai đoạn cấp tính, chúng khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, hệ tiêu hóa của tôm bị phá hủy. Tốc độ lây lan khá nhanh. Một khi tôm mắc bệnh, phần đuôi tôm sẽ phồng lên và chuyển thành màu đỏ. Các vết đỏ sau đó chuyển thành các đốm đen trên biểu bì. Một khi chuyển qua giai đoạn mãn tính, các đốm nhiễm Melanin sẽ xuất hiện nhiều thêm.

Tôm biếng ăn, bị lờ đờ trên mặt nước, rúc vào ao hoặc đầm nuôi tôm. Con tôm sẽ chết lúc lột xác. Gan tụy xuất hiện màu vàng hơn bình thường, mang bị sưng. Bệnh này rất nguy hiểm đối với tôm thẻ, thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, tỷ lệ chết của tôm lên đến 95%.

Cách phòng bệnh đỏ đuôi tôm: Bà con nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp tổng hợp về quản lý và cách xử lý môi trường của nước trong ao nuôi. Phải đảm bảo được nguồn nước nuôi đã được xử lý, lắng lọc để không chứa mầm bệnh gây hại.

Hiện nay, chưa có bất kỳ một quy trình hay cách điều trị gì cho bệnh. bệnh sẽ xuất hiện trên tôm cho đến khi tôm chết. Việc bà con cần làm, đó chính là kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại nhất. Giải pháp cơ bản được đặt ra, đó chính là không cho con tôm lột xác trong quá trình bị bệnh. Bằng cách giảm thức ăn, duy trì độ pH trên 8.0, trục khí liên tục và duy trì môi trường nước ở mức tốt nhất có thể.

Đăng ngày 25/05/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Dịch bệnh

Tìm hiểu thêm về ký sinh trùng Gregarine gây bệnh trên tôm

Ký sinh trùng trên tôm là một dạng bệnh phổ biến thường gặp phải trong quá trình nuôi tôm ngày nay, với mật độ nuôi trồng thủy sản ngày một tăng khiến môi trường càng ngày bị ô nhiễm. Đặc biệt, đối với nuôi tôm thâm canh, nếu vệ sinh nước không kỹ sẽ làm ký sinh trùng trong nước phát tán và sinh sôi rất nhanh gây hại cho vật nuôi.

Ký sinh trùng Gregarine
• 11:40 27/11/2023

Trùng loa kèn - Loài ngoại ký sinh trùng gây bệnh trên tôm cá

Vào mùa mưa, các loài tôm cá thường mắc các bệnh do vi khuẩn tấn công vào môi trường ao. Đặc biệt là loài trùng loa kèn, một loài ký sinh trùng sống bám vào thân tôm cá, gây ra không ít thiệt hại cho người nuôi.

Trùng loa kèn
• 10:14 15/11/2023

Phát hiện mới về bệnh trong suốt trên tôm giống

Gần đây nhóm nghiên cứu người Trung Quốc đã có những phát hiện mới về tác nhân gây bệnh trong suốt trên tôm giống, cụ thể là tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn PL4 – PL7.

Tôm giống
• 11:36 13/11/2023

Phòng và trị một số bệnh thường gặp trên cá rô phi

Nuôi cá rô phi đem lại nguồn kinh tế ổn định cho người dân. Vì vậy, để có các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh trên cá một cách chính xác nhất là điều mà mỗi hộ nuôi cần nên đặc biệt chú ý.

Cá rô phi
• 16:44 31/10/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 05:27 10/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:27 10/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 05:27 10/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 05:27 10/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 05:27 10/12/2023