Bắt được cá sủ vàng 9kg trị giá cả tỉ đồng

Khi bắt được cá còn sống, anh Cương đưa về thả ở một cái lạch nhỏ dưới gần cầm Rạch Ngã Tư nhưng sau đó, anh vừa sợ bị trộm, vừa sợ cá bơi đi nên đưa cá lên ướp trong thùng đá.

cá sửu vàng
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Anh Trịnh Văn Cương (40 tuổi, ngụ tại xã Tân Phước, huyện Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết lúc 23g ngày 14-3, một con cá sủ vàng đã chui vào chuồng đáy của anh.

Đáy này đặt trên sông Thị Vải ở đoạn cửa biển Cái Mép. Đặt cá lên cân, nặng đúng 9kg.

Anh Cương cho hay ban đầu anh không dám khẳng định đó là cá sủ vàng nhưng sau khi hỏi bạn bè và những người làm nghề đánh cá, anh chắc chắn đó là con cá sủ vàng.

Đến trưa 15-3, anh Cương vẫn còn cất giữ cẩn thận con cá này trong thùng đá. Nhiều ngư dân cho biết sở dĩ khẳng định đây là con cá sủ vàng vì các đặc điểm như: miệng màu vàng, viền quanh mang cá màu vàng và thân cá có một đường như sợi chạy dọc, chia thân cá thành hai phần.

Khi bắt được cá còn sống, anh Cương đưa về thả ở một cái lạch nhỏ dưới gần cầm Rạch Ngã Tư (đường liên cảnh 965) nhưng sau đó, anh vừa sợ bị trộm, vừa sợ cá bơi đi nên đưa cá lên ướp trong thùng đá.

Anh Cương và những ngư dân cho hay thi thoảng họ có bắt được cá sủ vàng nhưng chỉ nặng vài lạng nên đem ăn.

Trước đây ở nhiều vùng miền trong cả nước có những ngư dân bắt được cá này và bán với giá rất cao, có con lên tới hàng tỉ đồng.

Ngày 26-11-2015, ông Phạm Tiến Nhật, 36 tuổi, trú thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch câu được một con cá sủ vàng nặng 2,8kg, dài khoảng 50cm. Có người đến trả giá đến 500 triệu đồng nhưng ông không bán.

Theo một số nguồn, cá sủ vàng sinh sống ở biển, đến mùa đẻ (tháng 1 - 4 và 9 - 10 âm lịch) sẽ vào các vùng cửa sông nước lợ cặp đôi và đẻ. Cá con ngược lên vùng nước ngọt sâu trong đất liền sống và sau khoảng 1 - 2 năm sẽ dần tìm ra biển (khi đã đạt trọng lượng lớn hơn 10 kg).

Trọng lượng đánh bắt được tại Việt Nam dao động trong khoảng 2 – 135 kg. Chiều dài tối đa có thể đạt được là 160cm.

Cá sủ vàng loài cá đặc biệt quý hiếm, có giá trị kinh tế rất cao trên thị trường thế giới. Người Trung Quốc mua để làm chỉ khâu vi phẫu thuật nên giá cao.

Tuổi trẻ, 15/03/2016
Đăng ngày 16/03/2016
Đông Hà
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 17:09 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 17:09 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 17:09 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 17:09 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 17:09 18/01/2025
Some text some message..