Cà Mau: Thiệt hại lớn vì hàu nuôi chết

Mấy tháng qua, tình trạng hàu nuôi chết với số lượng lớn đã gây nhiều khó khăn cho các xã viên của Hợp tác xã (HTX) hàu lồng Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

Cà Mau: Thiệt hại lớn vì hàu nuôi chết
Ông Nguyễn Văn Hôn thu hoạch hàu nuôi trước tình trạng hàu chết số lượng lớn, gây thiệt hại kinh tế.

Đến kỳ thu hoạch nhưng hầu hết các bè nuôi đều có hàu bị chết, thậm chí mức độ chết lên đến hơn 75%. Từ đó gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi, nhất là những xã viên mới thả nuôi.

Đang lên hàu để bán, ông Nguyễn Văn Hôn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX hàu lồng Đất Mũi, cho biết: “Trước đây mỗi vỉ nuôi đến kỳ thu hoạch thu về từ 5-6 triệu đồng, nhưng năm nay chỉ hơn 1 triệu đồng. Tình trạng hàu chết diễn ra ở tất cả các bè của xã viên, mức độ thiệt hại từ 70% trở lên”.

Vụ hàu vừa qua, các xã viên thả nuôi 20 bè (năm 2017 làm thêm 3 bè), với 900 vỉ (số lượng vỉ trên bè dao động từ 30-80 vỉ), mỗi vỉ thả từ 180-200 kg. Đầu tư 1 bè nuôi hàu chi phí từ 150 triệu đồng trở lên, vì vậy, khi hàu chết đã gây khó khăn cho người nuôi, nhất là các xã viên mới nuôi vụ đầu.

Mới đầu tư thả nuôi vụ đầu, ông Lê Thanh Liêm cho biết: “Bè nuôi của tôi thiệt hại trên 70%. Là vụ đầu nên chi phí bỏ ra nhiều nhưng hàu nuôi chết với số lượng lớn thế này, việc tái đầu tư sẽ rất khó khăn, chỉ mong có sự hỗ trợ, tạo điều kiện để vay vốn tái sản xuất”.

Được biết, hàu chết xảy ra vào các con nước kém (trong các ngày 9-13, 20-27 âm lịch), chết nhiều nhất từ ngày 20-27/3 âm lịch vừa qua và cho đến nay vẫn tiếp tục chết nhiều ở các bè nuôi.

Ông Lê Thanh Liêm cho biết: “Vào con nước kém, nguồn nước trong khu vực nuôi hàu có màu trong xanh, sau đó 2-3 ngày thì hàu chết. Đến nay hàu nuôi của gia đình đã thiệt hại trên 100 tấn".

Theo ông Nguyễn Văn Hôn, thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho độ mặn dao động tới 30%o, sau đó có nhiều trận mưa lớn trái mùa làm độ mặn giảm đột ngột nên hàu chết. Bởi khi thay đổi môi trường đột ngột (độ mặn, nhiệt độ...) ảnh hưởng sức đề kháng, sức khoẻ của hàu, khả năng thích ứng của hàu không theo kịp, từ đó xảy ra hiện tượng sốc môi trường”.

Để hạn chế thiệt hại, HTX hàu lồng Đất Mũi đã tiến hành thu hoạch. Hàu thu hoạch bán tại chỗ có giá từ 18.000-30.000 đồng/kg tuỳ loại.

Ông Nguyễn Văn Hôn cho biết: “Hàu chết thế này thì người nuôi lâu năm còn có thể tiếp tục đầu tư, nhưng đây thực sự là vấn đề lớn đối với những xã viên mới. Chính vì vậy, chúng tôi kiến nghị các ngành chức năng, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn cho bà con. Chúng tôi hy vọng được hỗ trợ từ các nguồn vốn vay của ngân hàng để tái sản xuất. Đồng thời, kiến nghị cơ quan chuyên môn hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc và quản lý nuôi hàu, cũng như lấy mẫu định kỳ về môi trường và các tác nhân gây bệnh cho hàu để chủ động phòng, tránh”./.

Vừa qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp Phân viện Nghiên cứu Nam sông Hậu tiến hành khảo sát tình hình hàu nuôi chết trên địa bàn xã Đất Mũi. Kết quả phân tích không phát hiện tác nhân vi sinh có khả năng gây chết cho loại nhuyễn thể này. Tại thời điểm thu mẫu các yếu tố môi trường thông thường cũng nằm trong điều kiện thích hợp cho hàu phát triển. Qua đó, giải pháp trong thời gian tới là thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường. Hàu cần được nuôi những nơi xa cửa sông, tránh ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa đổ ra gây sốc. Đồng thời, cần có kế hoạch nuôi và thu hoạch trước khi vào mùa mưa để hạn chế ảnh hưởng của môi trường.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 31/05/2017
Đặng Duẩn
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:54 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:54 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 10:54 27/12/2024

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 10:54 27/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 10:54 27/12/2024
Some text some message..