Cá cảnh – Loài thủy sản xâm lấn nguy hại

Các nhà khoa học nước Úc đã đưa ra cảnh báo khi những loài cá cảnh như cá vàng được tìm thấy ở ở cửa sông – hệ sinh thái nước mặn. Cá vàng được xem là loài xâm lấn và có khả năng tiêu diệt các loài cá ở hệ sinh thái bản địa.

Cá cảnh – Loài thủy sản xâm lấn nguy hại
Một con cá vàng 1.9kg được tìm thấy ở sông Vasse. Ảnh Murdoch University

Những con cá vàng nước ngọt đã được tìm thấy ở các cửa sông ở Úc, làm cho sự lo ngại về việc cá có thể xâm nhập vào hệ thống sông ngòi và giết chết các loài cá bản địa.

Các nghiên cứu mới đây cho thấy các loài xâm lấn đang sống trong nước muối, có nghĩa là chúng có thể di chuyển giữa các hệ thống sông và định cư nhiều hệ sinh thái hơn.

Tiến sĩ James Tweedley, nhóm nghiên cứu của Đại học Murdoch, đã phát hiện ra con cá vàng trong khi tiến hành khảo sát cá ở các cửa sông Vasse và Wonnerup ở Tây Nam nước Tây Úc.

loài cá xâm lấn, loài cá cảnh, cá vàng chịu mặn, nguồn lợi thủy sản

Một trong số 526 con cá vàng chịu đựng nước mặn được tìm thấy ở cửa sông Vasse bởi một nhóm từ Đại học Murdoch. (Ảnh: Mark Allen)

Các nhà nghiên cứu đã phân tích nghiên cứu từ cuộc thám hiểm đó, và các bài kiểm tra đo độ mặn của loài đã cho thấy kết quả đáng ngạc nhiên.

"Thông thường loài cá vàng là một loài sống trong môi trường nước ngọt, nhưng chúng tôi đã tìm thấy chúng trong một cửa sông có nước mặn", ông nói.

"Cá vàng đã thuộc địa hóa thế giới. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng chúng sống ở mọi châu lục ngoại trừ Nam Cực. Đó là những đặc điểm sinh học mà cá vàng có thể thích nghi với bất cứ điều bất lợi từ môi trường."Tiến sĩ James Tweedley cho cũng cho biết các thí nghiệm cho thấy rằng cá vàng có sức chịu đựng cao với sự thay đổi độ mặn.

Tiến sĩ Tweedley cho biết các chủ nuôi cá đã thả chúng vào sông với hy vọng rằng đó là cách tốt nhất để loại bỏ vật nuôi không mong muốn, nhưng một khi chúng thả ra, chúng gây ra mối đe dọa đối với các loài bản địa và hệ sinh thái của các con sông.

cá xâm lấn, cá cảnh, loài cá cảnh, cá vàng chịu độ mặn, cá vàng

Tiến sĩ Stephen Beatty với một trong những con cá vàng lớn được tìm thấy trong sông Vasse ở Busselton. 

Những loài cá này khuấy động trầm tích và mang lại chất dinh dưỡng cho nước gây nên sự nở hoa trong nước, cá vàng cũng là loài ăn thịt chúng ăn trứng các loài cá bản địa

Ông cũng khuyến cáo người nuôi cá nên trả lại vật nuôi không mong muốn lại cho cửa hàng, cho một người bạn hoặc vứt bỏ chúng bằng cách đặt chúng trong nước lạnh và đưa chúng vào ngăn đá, làm chậm quá trình trao đổi chất của chúng và cuối cùng gây ra cái chết.

ABC.net
Đăng ngày 03/10/2017
VĂN THÁI Lược dịch
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 19:21 05/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 19:21 05/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 19:21 05/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 19:21 05/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 19:21 05/05/2024