Cá nheo Mỹ dậy sóng sông Kinh Thầy

Cách đây hơn chục năm, cá tra, cá ba sa của Việt Nam khi xuất sang thị trường Mỹ bị vùi dập bởi vụ kiện phá giá, kiện không được gọi là catfish. Giờ đây, chính những catfish Mỹ đang quẫy dậy sóng trên sông Kinh Thầy vì giá hạ…

cá nheo
Thu hoạch cá

Người đem catfish về làng

Xin được điểm qua một chút về lịch sử vụ kiện ầm ĩ dư luận thế giới một thời: Năm 1996 cá tra, cá ba sa Việt Nam bắt đầu lò dò tìm đường “bơi” sang Mỹ dưới cái mác catfish (họ nhà cá nheo - PV) và ngày càng được thị trường này ưa chuộng vì giá rẻ và chất lượng tốt. Trước sự cạnh tranh mỗi ngày một mạnh mẽ, Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ đã đẩy con cá của Việt Nam vào vòng xoáy kiện tụng.

Tháng 12/2001, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Quốc hội Mỹ ra sắc lệnh chỉ có catfish của Mỹ mới được gọi là catfish, còn cá của Việt Nam phải được định danh bằng basa hoặc tra. Sắc lệnh này phi lý đến mức chính Thượng nghị sĩ của bang Texas, ông Phil Gramm, mỉa mai rằng: “Những người sống nhờ nghề nuôi cá gọi nó là catfish, vậy vì sao Quốc hội Mỹ lại muốn gọi nó khác đi?”.

Việt Nam thua kiện trong sự mập mờ đánh lận con đen đó. Sự việc dần rơi vào quên lãng. Thế rồi chẳng biết tình cờ thế nào chính con cá nheo Mỹ năm xưa lại đang quẫy ầm ầm trên các sông ngòi Việt Nam để rồi kéo tuột những người nuôi chúng vào vòng xoáy trượt giá, thua lỗ.

Dòng Lục đầu giang khi chảy qua địa bàn tỉnh Hải Dương đã phân làm hai nhánh là Kinh Thầy và Thái Bình. Đó cũng là nơi bắt đầu thử nghiệm nuôi cá nheo Mỹ để rồi kéo theo phong trào phát triển ồ ạt.

Ông Nguyễn Quang Liêm - Phó phòng NN-PTNT huyện Nam Sách thống kê toàn huyện có khoảng 1.500 lồng cá trong đó có chừng 150 lồng cá da trơn (nheo Mỹ) với sản lượng cả ngàn tấn. Chẳng biết do thói quen người tiêu dùng thế nào nhưng ở Hải Dương không ai gọi con cá này là nheo Mỹ mà toàn quen miệng gọi là cá “lăng đen”.

Kể từ khi được khoác lên mình cái tên của loài cá cao cấp ấy, lăng đen đường hoàng chiếm lĩnh các nhà hàng đặc sản khắp các tỉnh thành và cả Thủ đô với giá bán cao ngất ngưởng. Phát sốt lên vì giá, vì những cảnh ti vi, đài báo liên tục đưa tin những người nuôi cá lăng đen hốt bạc tỉ mỗi vụ, sắm xe hơi, nhà lầu dễ dàng, chỉ trong vòng 5 năm, số lượng lồng nuôi tăng hơn 10 lần. Người nuôi lăng đen đầu tiên trên sông Kinh Thầy là ông Nguyễn Trung Tựu ở xã Nam Tân.


Cá nheo Mỹ

Ông kể, năm 2010, khi bắt đầu làm bè trên sông để nuôi cá thông thường thì tình cờ năm 2011 thấy Trung Quốc xuất sang một loại cá da trơn cho các nhà hàng đặc sản, trọng lượng cá chỉ khoảng trên dưới 1 kg nhưng giá bán rất đắt. Tò mò ông liền mua thử 1 vạn con giống về nuôi, mỗi con to bằng cái chân hương giá đúng 5.000đ, không bớt. Lúc đầu ông ương trong ao sau đó thả ra bè, tỷ lệ đạt cao. Chúng ngốn cám công nghiệp rào rào và lớn nhanh như thổi.

Lũ cá mình đen trùi trũi, râu dài đó được ông Tựu gọi là lăng đen. Sau 16 tháng nuôi, con nào con nấy đều đạt trọng lượng 3,5-4 kg. Xuất bán với giá dao động 120.000-130.000đ/kg mà cánh thương lái phải tranh nhau mới mua được. Đầu tư một đồng, lãi nguyên một đồng, mỗi lồng 5-7 tấn cá ông Tựu thu lời hàng trăm triệu. Dân Trung Quốc sau khi bán cá giống cho Việt Nam lại còn nhập cá to về ăn vì cá nuôi ở Việt Nam chất lượng cao hơn, thơm ngon hơn. Thấy lãi lớn, tương lai rộng mở, ông Tựu mở rộng ra nuôi tới 10 vạn con với 20 lồng.

Đua nhau lao vào

Một đồn mười, mười đồn trăm, nhà nhà, người người nô nức đầu tư với cao điểm khoảng 500 lồng nuôi theo. Dòng sông Kinh Thầy, sông Thái Bình lúc nào như cũng chực sôi lên sùng sục vì tiếng cá nheo Mỹ quẫy.

Những cú quẫy lúc đầu đồng nghĩa với tiếng “quẫy” của những tờ bạc xanh lét trong két, trong tủ người nuôi nhưng sau đó lại làm nát cõi lòng họ. Do tăng đàn với tốc độ nhanh chóng mặt nên giá cá thương phẩm hạ dốc không phanh.

Từ đỉnh cao là 140 xuống 120, 100, 80, 70, 60, 50, 40 ngàn đồng/kg. Buồn thay đã rẻ lại còn ế, bán rất chậm.

Trước đây, cứ lăng là lăng không phân biệt lăng chấm hay lăng đen bán cùng một giá nhưng giờ lăng đen có giá bán thấp hơn hẳn. Trước đây, Trung Quốc còn chịu nhập cá giờ cửa xuất đóng im ỉm nên chỉ còn cửa nội địa. Trước đây, loại 1 chỉ nặng trên 3 kg, giờ loại 1 phải nặng trên 4,5 kg, loại dưới 4 kg đã bị tống xuống loại 2 (loại 1 hiện tại bán 60.000đ/kg, loại 2 bán 50.000đ/kg trong khi giá thành khoảng 70.000đ).


Bè nuôi cá trên sông Kinh Thầy

Thời gian nuôi kéo dài ra. Những lứa đầu nuôi 1,5 năm là cho thu hoạch, giờ phải nuôi trên 2 năm. Tỷ lệ cá trội (cá lớn vượt trội, kích cỡ 6-7 kg) trước đạt 1/3 giờ tụt xuống 1/10. Đã thế tỷ lệ hao hụt lại tăng từ 20-30% vọt lên tới 50%.

Giải thích cho chuyện cá lớn chậm, chết nhiều, ông Tựu bảo: Lý do chính là bởi chất lượng giống kém, đồng huyết nhiều nên sức đề kháng của cá yếu, tăng trưởng chậm. Thêm vào đó là môi trường ô nhiễm khiến cá hay bị các bệnh nấm, đường ruột… Mọi năm cá có giá, người ta còn mua cả cá biển về làm thức ăn cho cá lăng đen theo tỷ lệ 50% thức ăn tươi, 50% cám nhưng giờ chỉ nguyên cám đã vã mồ hôi hột.

Giá xuống đến buốt ruột, buốt gan nhất là với những hộ nuôi lớn như ông Tựu, ông Viên, ông Hưng, ông Ngôn, ông Toản, mỗi ngày qua đi là mất thêm cả chục triệu đồng tiền cám. Ai non vốn phải bán vội chấp nhận lỗ nặng, ai trường vẫn vốn cố ghìm lại đợi chờ. Họ không muốn cái lỗ nổi lên mà vẫn để nó chìm sâu dưới ba tấc nước. Bởi vậy có khoảng 30% số cá đang nuôi trong lồng thuộc vào dạng “quá lứa, lỡ thì”.

Ở vào giai đoạn này chúng tiêu thụ 4-4,5 kg cám/kg tăng trọng thay vì 2,5-3 kg cám/kg tăng trọng. Ông Tựu bảo đợt lũ ngày 3/8/2015 quét sạch mấy chục lồng bè, gây thất thoát hàng chục tỉ, tuy đau nhưng mà còn qua nhanh, còn đợt “lũ thị trường” này chắc chắn sẽ còn kéo dài rất lâu. Ai non vốn, non kinh nghiệm sẽ gục ngã, ai bền gan, vốn vững vàng vẫn có cơ hội vì lượng giảm ắt giá tăng.

Nghịch cảnh là bên trong khó khăn nhưng bên ngoài vẫn mon men ý định thả tiếp. Đã có nhiều người quen của ông Tựu hỏi về chuyện này, ông đều gạt phắt đi: “Chúng mày đừng có dại mà nhao ra, đóng bè nuôi cá làm gì rồi trở đi mắc núi, trở lại mắc sông, càng cố lại càng chết. Chẳng cái gì đốt tiền nhanh bằng thả cá. Phải chuyển từ nuôi tự phát, thấy người khác làm được cũng lao theo bằng nuôi tự giác, khi hội đủ các điều kiện, vốn, kinh nghiệm, thấy được xu hướng thị trường mới nhân nuôi”.

Một chủ lồng bè lớn khác là anh Nguyễn Huy Toản - người ở xã Thanh Quang đang phải cắt giảm chế độ ăn của cá từ 50 kg cám/bè/ngày xuống còn 25 kg. Không như lợn gà, trâu bò đói còn biết kêu, biết phá chuồng, lũ cá chỉ ngậm tăm ở dưới nước.

Anh Toản có 7 bè nuôi với khoảng 30 tấn cá lăng, trong đó 2 bè đã đến tuổi xuất bán nhưng vẫn phải chờ: “Lúc đầu nuôi ở trong ao, số lượng còn ít nên lăng đen bán ngang giá lăng nha, lăng chấm. Khi biết được kiểu nuôi lồng dưới sông nhiều người mới đua nhau thả, mà Việt Nam biển rộng, sông dài nên nuôi đâu cũng được càng khiến cho cuộc chiến về giá ngày thêm phức tạp.

Hiện nay, tôi vẫn chờ. Chờ đến khi ai không chịu nổi phải bán đi, không dám nuôi nữa thì lượng cá sẽ ít dần, giá bán sẽ tăng lên. Nhưng không biết chờ đến bao giờ vì có người đã chờ cả năm rồi. Đang bán 140.000đ/kg xuống 110.000đ/kg họ chờ. Xuống 80.000đ/kg lại chờ. Xuống 40.000đ/kg đành phải bán. Trong khi đó, con to già đi, con nhỏ lớn lên. Chúng đùn nhau như các toa trên một con tàu khiến ngày càng ùn tắc, không bán không được. Cũng bởi dân mình nuôi cá kiểu ngẫu hứng quá nên giờ mới khổ. Hộ nào thả nhiều loại cá còn đỡ chứ thả chuyên lăng đen thì 100% chết…”. “

Cá cả, lợn lớn”, thịt của lũ nheo Mỹ giờ đây đã rắn đanh, ngon không kém thịt gà, rất xứng tầm đặc sản nhưng số phận của chúng đã định đoạt vẫn phải bán ngang với giá cá mè, cá trôi.

Cá nheo Mỹ dù ăn khá ngon nhưng bởi không phải là loại cá phổ thông nên khó chế biến, lại thêm phần trọng lượng quá to khó tiêu thụ hết cho một gia đình thành ra khó bán.

Nông Nghiệp Việt Nam, 30/03/2016
Đăng ngày 31/03/2016
Dương Đình Tường
Nuôi trồng

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 11:33 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:33 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 11:33 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 11:33 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 11:33 17/12/2024
Some text some message..