Cần có giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng rong biển

Rong biển có cách trồng đơn giản, hiệu quả kinh tế lại cao và làm sạch môi trường, vì vậy, những năm gần đây, người dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ tập trung phát triển diện tích nuôi trồng rong biển. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá hiệu quả khai thác rong biển hiện chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng, đòi hỏi cần có giải pháp phát triển bền vững.

Cần có giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng rong biển
Cần giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng rong biển

Làm giàu từ rong biển

Việt Nam hiện có hơn 800 loài rong biển, gồm: Rong đỏ, rong lục, rong nâu, rong lam với trữ lượng tự nhiên từ 80 đến 100 tỷ tấn. Diện tích nuôi trồng rong biển ở Việt Nam hơn 10.000ha, đạt sản lượng hơn 100.000 tấn tươi/năm. Theo nhiều chuyên gia, rong biển góp phần giải quyết được khí thải nhà kính, làm sạch môi trường, hấp thụ các kim loại nặng tại các vùng biển ô nhiễm, các vùng nuôi trồng thủy sản. Khi nuôi đa loài kết hợp rong biển, rong sẽ thu hết các dưỡng chất phát sinh, tận dụng tốt thức ăn. Khi thu hoạch, rong đem về nguồn lợi kinh tế, giúp ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ môi trường.

Trong số hơn 800 loài rong biển thì ở vùng biển nước ta có 90 loài mang lại giá trị kinh tế. Trong đó, hai nhóm loài rong biển có trữ lượng nguồn lợi tự nhiên lớn là rong mơ và rong câu. Khánh Hòa là một trong những địa phương tiên phong trong chế biến, xuất khẩu và tạo ra các sản phẩm có giá trị từ rong biển như: Rong nho được các doanh nghiệp xuất đi Nhật Bản; chiết xuất Fucoidan từ rong nâu…

Phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa được biết đến là “thủ phủ” rong nho của tỉnh Khánh Hòa. Hơn 10 năm trước, vùng ven biển nơi đây bị bỏ hoang, do môi trường nước bị ô nhiễm nặng. Đây là hệ quả của việc nuôi tôm mà người dân địa phương làm theo phong trào trong thời gian dài. Từ năm 2004, người dân phường Ninh Hải bắt đầu nuôi trồng rong nho. Đến nay, ở Ninh Hải đã hình thành được vùng chuyên canh nuôi trồng rong nho để xuất khẩu với quy mô hàng chục héc-ta, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Ông Nguyễn Văn Ben (tổ dân phố 4 Đông Hà) chia sẻ với chúng tôi: "Hai năm trước, gia đình tôi trồng 3 sào rong nho với kinh phí gần 50 triệu đồng. Mỗi tháng, tôi thu được từ 8 tạ đến 1 tấn rong nho. Giá bán trung bình khoảng 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng. Rong nho thu hoạch được 8-9 tháng/năm nên đem lại nguồn thu khá ổn định. Năm nay, tôi thuê ao đìa trồng thêm 1ha rong nho nữa...".

Sau hai năm nuôi tôm chân trắng thất bại, lỗ hơn 100 triệu đồng, ông Trần Như Hoàng (tổ dân phố 4 Đông Hà) cũng chuyển sang trồng rong nho. Năm trước, ông trồng 3,5 sào, mỗi tuần thu được 3 tạ. Sau khi trừ công thu hoạch (7.000 đồng/kg), ông lãi khoảng 12 triệu đồng/tháng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế của rong nho, năm nay, ông đầu tư gần 70 triệu đồng để chuyển gần 1ha ao nuôi tôm và ruộng muối sang trồng rong nho. Theo ông Mai Văn Lỷ, Chủ tịch Hội Nông dân kiêm cán bộ khuyến nông phường Ninh Hải, thời gian gần đây, nhiều hộ đã phát triển mạnh diện tích rong nho trên địa bàn. Năm 2014, phường chỉ có 5 hộ trồng rong nho với diện tích khoảng 7ha. Đến nay, toàn phường có 14 hộ và 2 công ty trồng rong nho với diện tích khoảng 12ha.

trồng rong, rong biển, ngành rong biển, thủy sản, khai thác rong biển
Người dân phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa kiểm tra quá trình phát triển của rong nho.

Phát triển chưa tương xứng tiềm năng

Tại Hội thảo “Phát triển ngành rong biển tại Việt Nam” do Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ở TP Nha Trang vừa qua, Thạc sĩ Đỗ Anh Duy, Phó trưởng phòng Nghiên cứu bảo tồn biển, Viện Nghiên cứu hải sản cho biết: Ngư dân Khánh Hòa cũng như nhiều địa phương hiện chủ yếu khai thác rong biển theo kiểu tự phát. Phần lớn số rong biển này được xuất thô theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Mặt khác, việc khai thác rong biển thiếu khoa học đang làm giảm sản lượng và gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. "Toàn quốc hiện chưa có quy định tổng thể về vấn đề này. Có rất ít địa phương như Khánh Hòa đã ban hành quy chế quản lý nhưng vẫn còn khá lỏng lẻo”, Thạc sĩ Đỗ Anh Duy chia sẻ.

PGS, TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cũng cho rằng, tuy có nhiều tiềm năng nhưng lâu nay, ngành nông nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc trồng rong biển. Hiện nay, không nhiều mặt hàng được chế biến từ rong biển có giá trị gia tăng, nên chưa thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp. “Indonesia là nước cận kề chúng ta nhưng mỗi năm trồng được 10 triệu tấn rong. Việt Nam với vùng biển rộng lớn thì việc trồng được 1-2 triệu tấn là trong khả năng. Thế nhưng lâu nay, chúng ta chưa quan tâm đến ngành này nên sản lượng rất thấp”, PGS, TS Nguyễn Hữu Dũng nói.

Cần có giải pháp bền vững

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường biển cùng với việc khai thác quá mức làm suy giảm nguồn lợi rong biển tự nhiên. Để phát triển và bảo vệ nguồn lợi rong biển Việt Nam, các chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp trong quản lý, nuôi trồng và khai thác rong biển tự nhiên đúng mùa vụ, đúng kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, bảo vệ nguồn lợi. Bên cạnh đó, cần mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả nuôi trồng rong biển, tận dụng hết diện tích đã được quy hoạch trên phạm vi toàn dải ven biển, ven đảo. Ngoài đối tượng truyền thống là rong câu, cần bổ sung các đối tượng trồng mới có giá trị, chất lượng cao. Cùng với đó, cần xây dựng một số khu bảo vệ nguồn lợi rong biển kết hợp với các khu bảo tồn thiên nhiên biển để bảo vệ nguồn gen tự nhiên của rong biển.

Theo ông Trần Đình Luân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, thì hiện đã có những doanh nghiệp xuất khẩu rong biển, nhưng quy mô tương đối nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng. Thời gian tới, chúng ta cần đánh giá những vùng biển tiềm năng, phù hợp với các đối tượng, từ đó nghiên cứu phát triển các loài bản địa thành sản phẩm hàng hóa, giá trị gia tăng cao. Cùng với đó, cần sớm có quy hoạch tổng thể để vừa thúc đẩy sản xuất, vừa khai thác bền vững các loài rong biển, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng.

Báo QĐND
Đăng ngày 20/08/2017
Bài và ảnh: La Duy
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 00:52 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:52 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 00:52 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 00:52 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 00:52 15/01/2025
Some text some message..