Câu cá ở Trường Sa

Nếu như bộ đội đất liền tăng gia bằng hình thức vườn ao chuồng thì bộ đội Hải quân tăng gia bằng hình thức câu cá. Trong hải trình cùng tàu 561, chúng tôi đã có nhiều buổi buổi câu cá đêm cùng anh em chiến sỹ trên tàu.

Câu cá ở Trường Sa
Một chiến sĩ khoe “chiến lợi phẩm” là một con cá thu đao nặng trên 20kg

Tranh thủ thời gian tàu neo đậu về đêm, hoặc lúc gặp thời tiết bất lợi, sóng gió lớn tàu phải neo lại chờ sóng yên mới cập đảo, những thủy thủ tàu, lính hải quân trong các đoàn công tác bắt đầu việc câu cá.

Giữa biển khơi bao la, mỗi người lính đi biển dài ngày thường cất sẵn cho mình vài trăm mét dây cước quấn gọn trong một vòng nhựa. Đủ các cỡ cước kèm cục chì khoảng 0,3kg tới gần 1kg đảm bảo kéo được cá nặng vài kg tới cá to cả tạ. Lưỡi câu thì chuẩn bị sẵn nhiều loại lớn bé khác nhau dùng cho mỗi loại cá khác nhau bởi ở mỗi vùng biển sẽ là nơi sinh sống của những loài cá nhất định.

Thuyền viên Lê Văn Khánh cho biết: Tại vùng biển thuộc quần Trường Sa, có nhiều vùng nước nông, sâu với các rạn san hô có rất nhiều loại cá trú ngụ, như: cá thu, mú, ngừ…Đến vùng nào câu cá loại nào, anh em chúng tôi đều nắm rõ như lòng bàn tay.

Buổi tối đến, ban đầu chỉ lác đác vài tay câu, dần dần lên đến vài chục người dọc suốt hai mạn tàu.

Thú vị nhất khi có những con cá hàng chục ký cắn câu, các chiến sỹ phải gồng mình dìu hơn tiếng đồng hồ khéo léo để không đứt dây, đến lúc cá mệt mới kéo lên trong sự reo hò của cả tàu…Cá sau khi được kéo lên được mổ hết ruột. Bởi nếu để nguyên ruột cá khi chất vào kho lạnh cá sẽ dễ bị hỏng. Ruột cá được dùng nấu mì tôm để làm bữa ăn đêm cho cả tàu. Còn thân cá phần nhiều sẽ được chất vào kho lạnh để cải thiện bữa ăn trên tàu hoặc mang về cho gia đình.

câu cá, câu cá Trường Sa, Trường Sa, cá, đánh bắt cá

Cá câu được làm sạch ruột ngay tại chỗ để trữ đông

câu cá, câu cá Trường Sa, Trường Sa, cá, đánh bắt cá
Theo kinh nghiệm của thủy thủ đoàn, không cần câu, chỉ treo vài bóng đèn neon ở mạn tàu để dụ cá chuồn, loại cá có thể bay trên mặt nước được 100-300m. Ban đêm, vốn mê ánh sáng, như những con thiêu thân, bọn cá chuồn cứ thế bay vèo vèo trên mặt nước lao vào quầng sáng. Người trên tàu chỉ cần cầm vợt dài vớt lên.

câu cá, câu cá Trường Sa, Trường Sa, cá, đánh bắt cá
Câu được các loại cá nhỏ như chuồn, mú…các “cần thủ” lại dùng làm mồi để câu cá lớn hơn.

câu cá, câu cá Trường Sa, Trường Sa, cá, đánh bắt cá
Không chỉ câu cá, thuyền viên và chiến sỹ còn lặn bắt ốc nhảy, món đặc sản có ở một số đảo. ảnh: Lặn bắt ốc nhảy khi đang neo tại đảo Thuyền Chài.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 05/02/2018
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 23:14 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:14 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 23:14 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 23:14 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 23:14 14/01/2025
Some text some message..