Chuyện dòng sông

Sau hơn 25 năm mở cửa và đẩy mạnh phát triển kinh tế, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước trên các dòng sông. Nếu như trước kia, nước sông được sử dụng như nước sinh hoạt của các gia đình, thì nay ở nhiều nơi người dân không thể sử dụng nước sông cho sinh hoạt, cá và các loài thủy hải sản không sống nổi. Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng, và đến nay, có thể nói tình trạng ô nhiễm nước sông đã trở thành vấn đề cấp bách ở nhiều địa phương.

dòng sông

Khánh Hòa có một dòng sông lớn là sông Cái. Con sông là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới chính cho cây trồng, vật nuôi và một số mục đích khác của huyện Diên Khánh và TP. Nha Trang.

Những năm qua, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã làm cho nước sông Cái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nguồn nước sông Cái chủ yếu là chất thải, nước thải… chưa qua xử lý của các trang trại chăn nuôi, cơ sở chế biến hải sản, rác thải sinh hoạt của các khu công nghiệp và người dân sinh sống 2 bên dòng sông. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì trong tương lai không xa, hàng vạn người sống nhờ nguồn nước này sẽ có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt.

Theo Dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng các nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện năm 2010 - 2011, giá trị tổng chất rắn lơ lửng trên sông Cái đều vượt quá giới hạn tại mọi điểm lấy mẫu đối với nước dùng cho mục đích sinh hoạt. Các chỉ tiêu khác như: kẽm, vi khuẩn và ô xy hòa tan tại tất cả các vị trí đều vượt quá chuẩn cho phép, riêng vi khuẩn vượt chuẩn nhiều lần. Tại những nơi gần Khu công nghiệp Suối Dầu và cống Diên Toàn, hàm lượng vi khuẩn ở mức cao nhất. Một chuyên gia về môi trường cho biết, nước sông Cái hiện đang đối mặt với 5 nguy cơ, đó là sự phát triển của các khu công nghiệp, sự cạn kiệt rừng đầu nguồn, chất thải của các hộ dân sống ven bờ sông, nguy cơ nhiễm mặn và tình trạng khai thác cát vô tội vạ.

Để bảo vệ nguồn nước sông Cái, theo các nhà chuyên môn, cần sớm triển khai các giải pháp như: Yêu cầu các cơ sở hoạt động sản xuất ven lưu vực sông xây dựng hệ thống xử lý đạt chuẩn theo quy định trước khi thải ra môi trường; các dự án đầu tư bên lưu vực sông phải đảm bảo công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; có chế tài xử phạt nặng đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông và yêu cầu di dời ra khỏi lưu vực sông các cơ sở gây ô nhiễm không có khả năng khắc phục, xử lý. Bên cạnh đó, thu gom và xử lý đúng quy định 80% chất thải rắn sinh hoạt ở khu dân cư tập trung và 60% chất thải nguy hại ở lưu vực sông; xây dựng các mô hình xã hội hóa về công tác bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại các làng, xã nơi con sông đi qua.

Làm được như vậy mới hy vọng nước sông Cái trong lành trở lại, phục vụ tốt nhu cầu về nước sạch của người dân sống hai bên bờ sông.

báo Khánh Hòa
Đăng ngày 03/06/2013
ngọc khánh
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 19:27 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 19:27 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 19:27 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 19:27 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 19:27 18/01/2025
Some text some message..