Đảo Hải Nam tách ra từ Việt Nam cách đây hàng triệu năm

Phần lớn thực vật và động vật trên đảo Hải Nam ở cực nam Trung Quốc có nguồn gốc từ Việt Nam, nơi cách đó hàng trăm kilomet.

dao hai nam
Đảo Hải Nam, Trung Quốc, có hệ động thực vật giống Việt Nam. Ảnh: Edu Geography.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí PLoS ONE hôm 7/5 có thể giúp các nhà khoa học lý giải tại sao hệ sinh vật tìm thấy trên hòn đảo cách đường bờ biển phía nam Trung Quốc 20 km quá khác biệt so với động thực vật ở tỉnh Quảng Đông lân cận, theo South China Morning Post.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Zhu Hua, giáo sư ở Vườn thực vật nhiệt đới Tây Song Bản Nạp tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, so sánh hệ động thực vật của Hải Nam với các nơi khác trong khu vực.

"Hệ thực vật ở Hải Nam có nhiều điểm gần gũi nhất với Việt Nam. Nếu xem xét các loài sống ở cả hai khu vực, chúng ta có thể tìm ra 110 loài, nhưng giữa Hải Nam và Quảng Đông chỉ có 7 loài giống nhau", Zhu cho biết.

hn
Đảo Hải Nam (màu đỏ) từng liền với Việt Nam vào thời Đại Trung sinh. Ảnh:Wikimedia.

Hiện tượng tương tự cũng được tìm thấy ở hệ động vật. Nghiên cứu chỉ ra động vật có vú ở Hải Nam giống với Việt Nam nhất. Trong số 41 loài động vật có vú ở Hải Nam, các nhà nghiên cứu phát hiện 30 loài ở Việt Nam.

Nghiên cứu của Zhu và cộng sự cho thấy đảo Hải Nam từng liền với Việt Nam trong suốt kỳ Đại Trung sinh. Còn gọi là thời kỳ của các loài bò sát, khoảng thời gian này đánh dấu sự xuất hiện và diệt vong của khủng long cách đây 66 - 252 triệu năm.

Đảo Hải Nam tách khỏi Việt Nam và trôi dạt về hướng đông nam sau kỳ Đại Trung sinh đến khi dừng lại ở vị trí hiện tại. Sự chia tách diễn ra do hoạt động núi lửa ở vịnh Beibu. Nhưng đảo Hải Nam không nằm liền hoàn toàn với Việt Nam. Mũi đông bắc của hòn đảo dính liền với tỉnh Quảng Tây tại thời điểm đó.

Vnexpress, 22/05/2016
Đăng ngày 23/05/2016
Phương Hoa
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 01:13 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 01:13 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 01:13 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:13 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 01:13 27/12/2024
Some text some message..