Để con cá tra có thể “làm giá”

Với những ưu điểm vượt trội như: hàm lượng dinh dưỡng cao, giá bán cạnh tranh, phù hợp với khẩu vị nhiều người tiêu dùng... nên con cá tra Việt Nam được các nhà nhập khẩu quốc tế nhận định là "loại thực phẩm tuyệt vời".

nâng giá cá tra
Theo các chuyên gia đầu ngành, lộ trình nâng cao giá bán con cá tra phải thực hiện từng bước, không thể một sớm một chiều. Ảnh: M. HUYỀN

Chính vì thế, sản phẩm cá tra phi lê của Việt Nam hiện chiếm 80% thị phần thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nước ta chiếm thế thượng phong trong việc định giá mặt hàng này. Tuy nhiên, dõi theo hành trình xuất ngoại của con cá tra thời gian qua có thể thấy mọi thứ dường như ngược lại. Từ vị thế một sản phẩm độc quyền, chỉ sau một thời gian xuất khẩu, giá cá tra bắt đầu giảm mạnh. Thậm chí, khi sản lượng cá tra càng xuất đi nhiều thì giá bán lại càng rớt thê thảm. Những năm cuối thập niên 90, giá cá tra chào bán của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ bình quân khoảng 4,93 USD/kg thì những năm gần đây chỉ còn dao động ở mức 1,8 -2,5 USD/kg, giảm khoảng 40%. Điều đáng nói là giá cá giảm mạnh trong khi chi phí đầu vào (thức ăn, nhân công, thuốc thú y…) để nuôi cá không ngừng leo dốc...

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Một trong những nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp cạnh tranh nội bộ, phá giá lẫn nhau. Thật đáng buồn! Bởi giá cá tra giảm liên tục khiến các nhà nhập khẩu ngày càng ngán ngẩm với mặt hàng này vì không phải lúc nào các nhà nhập khẩu cũng mong muốn mua cá với giá rẻ. Mặc dù mua vào giá rẻ nhưng giá ngày hôm sau lại giảm mạnh hơn hôm trước gây nên tình trạng "loạn giá" khiến doanh nghiệp nhập khẩu khó kiếm lời. Không chỉ vậy, cách làm ăn "chộp giựt, bát nháo" này đã để lại ấn tượng xấu cho khách hàng nước ngoài. Đó là chưa kể con cá tra còn phải vượt biết bao rào cản kỹ thuật, thương mại rồi truyền thông bôi nhọ tại nước ngoài... Làm gì để nâng giá bán và trả lại giá trị thực của cá tra? Đây là một vấn đề nhức nhối được đặt ra nhiều năm qua.

Theo các chuyên gia trong ngành, tình trạng tranh mua, tranh bán, đua nhau hạ giá bán như hiện nay một phần không nhỏ là do khâu quản lý nhà nước chưa tốt. Do đó, bên cạnh việc quy hoạch lại sản xuất, xúc tiến thương mại, ngành chức năng cần xây dựng giá sàn xuất khẩu đối với cá tra. Mức giá sàn này tuyệt đối phải căn cứ vào thực tế sản xuất cá tra và phù hợp giá cá phi lê thịt trắng trên thị trường thế giới. Nhiều chuyên gia thủy sản cũng khuyến cáo phải đa dạng hóa sản phẩm cá tra xuất khẩu (cá tẩm bột, tẩm gia vị; các sản phẩm làm từ da, xương cá...), thay vì chỉ xuất khẩu cá phi lê như hiện nay. Điều này không chỉ giúp tăng giá trị, mà còn giúp giảm nguy cơ bị các nước kiện bán phá giá...

Một số ý kiến cho rằng, con cá tra đã quá quen thuộc là loại cá giá rẻ khi xuất ra thế giới. Vì vậy, để nâng được giá bán là rất khó. Để con cá tra có thể "làm giá", trước hết phải tìm một sản phẩm thay thế. Và con cá rô phi được xem là bước đệm để nâng giá cá tra. Nhu cầu cá rô phi tại thị trường thế giới đang tăng cao. Trong khi điều kiện ở Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL có thể nuôi loài cá này quanh năm. Người nuôi có thể mở rộng diện tích hoặc tận dụng diện tích bị treo ao của cá tra để nuôi cá rô phi. Rút kinh nghiệm sâu sắc từ con cá tra, trong giai đoạn đầu xuất khẩu, doanh nghiệp Việt phải định giá thật tốt cho sản phẩm cá rô phi. Một khi con cá rô phi phát triển thì đồng nghĩa với việc diện tích, sản lượng cá tra sẽ giảm xuống. Điều này dẫn đến nguồn cung cá tra giảm, cầu lớn hơn cung thì doanh nghiệp có thể từng bước một nâng giá con cá tra... Hơn thế, đây là cơ hội để nước ta phát triển thêm một đối tượng thủy sản tiềm năng mới- con cá rô phi.

Như vậy, đường đi của con cá tra đã được vạch rõ. Vấn đề còn lại là ngành chức năng, doanh nghiệp và người nuôi bắt tay vào làm như thế nào để đạt được kết quả như mong đợi, đưa con cá tra về đúng giá trị thực của nó...

Báo Cần Thơ, 28/05/2015
Đăng ngày 30/05/2015
Mỹ Thanh
Kinh tế

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:34 18/10/2024

Giá tôm nguyên liệu xuất khẩu tăng dần ở các thị trường (Mỹ, TQ, EU)

Tình hình giá tôm và xuất khẩu tôm tăng ở một số thị trường như: Mỹ, Trung Quốc, EU,... là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam khi bước sang giai đoạn chạy nước rút quý IV.

Tôm thẻ
• 10:17 15/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 14:03 08/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 10:59 08/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 20:36 19/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 20:36 19/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 20:36 19/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 20:36 19/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 20:36 19/10/2024
Some text some message..