Điều tra, làm rõ nguyên nhân khiến cá chết bất thường ở Sa Pa

Sự việc cá chết bất thường ở Sa Pa đang được các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân nhưng theo một số chủ trang trại có kinh nghiệm nuôi cá hồi lâu năm, nhiều khả năng nguyên nhân cá chết là do nguồn nước.

cá chết
Bể nuôi cá hồi trước đây có hơn 2 vạn con, giờ chỉ còn khoảng 500 con sống sót tại trang trại ông Nguyễn Thái Binh, thôn Nậm Cang 1, xã Nậm Cang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. (Ảnh: Hương Thu/TTXVN)

Là người đi tiên phong trong phong trào nuôi cá hồi, cá tầm tại địa phương, ông Nguyễn Thái Bình mua hơn 2 vạn con giống và 4 bể cá hồi nuôi thí điểm.

Đầu tư gần 2 tỷ đồng san gạt mặt bằng, xây dựng đường lên trang trại, bể nuôi cá, hệ thống dẫn nước và mua giống, ông Bình hy vọng lứa cá đầu tiên sau khi thu hoạch sẽ giúp ông trang trải hết khoản nợ và có thêm vốn để tiếp tục mở rộng quy mô trang trại thì bất ngờ tai họa ập đến.

Ông Bình cho biết: "Cá hồi là loại vật nuôi rất mẫn cảm, khó tính, khi có dấu hiệu bất thường là chúng có biểu hiện khác ngay. Do diện tích bể không lớn, mật độ cá lại dày nên hơn 2 vạn con cá hồi gia đình nuôi (khoảng 7,5 tấn) chết gần hết. Ước tính thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng."

Sau đó, ông Bình có cho người đi kiểm tra nguồn nước tại con suối Nậm Cang 1 thì phát hiện phía đầu nguồn có một số vỏ thuốc trừ sâu bị vứt lại và chèn đá lên.

Theo ông Bình, nếu nhiễm bệnh, cá sẽ chết lẻ tẻ chứ không chết hàng loạt.

Hơn nữa, một trang trại nuôi cá hồi khác của ông Tẩn Mần Phấu ở phía đầu nguồn, cao hơn nơi phát hiện vỏ chai thuốc trừ sâu, cá vẫn khỏe mạnh bình thường.

Trong khi đó, trang trại nuôi cá nước lạnh của ông Phàn Dào Quẩy nằm ở phía dưới trang trại của ông Nguyễn Thái Bình cũng bị thiệt hại nặng do dùng chung nguồn nước này.

Điều đáng nói, nguồn nước dẫn vào bể cá hồi cũng là nguồn nước sinh hoạt của gần 100 hộ dân thôn Nậm Cang 1.

"Rất may khi thấy cá hồi chết, chúng tôi đã kịp thông báo cho người dân ngưng sử dụng nước kịp thời," Trưởng thôn Tẩn Trần Quyên cho biết.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng đã xuống địa bàn kiểm tra hiện trường, thu thập mẫu nước và đang tiến hành làm rõ vụ việc.

Ông Vàng A Chính, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nậm Cang cho biết: "Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc vì không chỉ làm thiệt hại về kinh tế mà còn gây tâm lý bất an của người dân trên địa bàn."

Theo ông Hầu A Định, Trưởng Công an xã Nậm Cang, toàn bộ số cá đã được các chủ trang trại chủ động tiêu hủy chôn lấp và ký cam kết không tiêu thụ ra thị trường. Lực lượng công an xã phối hợp tích cực với Công an huyện Sa Pa tìm nguyên nhân gây ra cá chết, tránh gây lo lắng trong nhân dân nói chung và những người nuôi cá nước lạnh trên địa bàn nói riêng

Trao đổi về vụ việc trên, ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa cho biết nuôi cá nước lạnh đòi hỏi đầu tư lớn nên khi xảy ra những vụ việc như trên, người nuôi cá bị thiệt hại rất nặng nề, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tâm lý người nuôi.

Trước việc cá chết hàng loạt, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa đã tăng cường quản lý và yêu cầu các hộ nuôi ký cam kết chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình của VietGap.

Đặc biệt, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện yêu cầu các chủ nuôi cá phải có bể lắng trước khi đưa nước vào nuôi cá và bể lọc trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra, huyện Sa Pa cũng đã chỉ đạo ngành chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân cá chết để có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự việc này tái diễn.

Trước mắt, huyện Sa Pa đã khuyến cáo người nuôi thường xuyên kiểm tra nguồn nước, khi phát hiện có hiện tượng bất thường phải báo ngay cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Theo Quyết định 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi Điều 3 Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành, nguyên nhân cá chết nếu là do thiên tai thì các chủ trang trại ở xã Nậm Cang sẽ được chính quyền hỗ trợ khắc phục thiệt hại.

Nậm Cang là xã xa xôi nhất của huyện Sa Pa, cách thị trấn huyện lỵ 40km, đường sá đi lại còn nhiều khó khăn. Người dân Nậm Cang có đến 90% là đồng bào Mông, Dao, sống dựa chủ yếu vào cây thảo quả.

Trận mưa tuyết khắc nghiệt đầu năm 2016 đã tàn phá toàn bộ diện tích thảo quả hơn 6.000ha của xã. Do đó, người dân địa phương đang chuyển hướng nuôi cá nước lạnh bởi theo các chuyên gia thủy sản và những người có kinh nghiệm, Nậm Cang có khí hậu và nguồn nước lạnh dồi dào, sạch đặc biệt thích hợp cho nuôi cá hồi, cá tầm cho thu nhập cao./.

TTXVN/Vietnam+, 27/10/2016
Đăng ngày 27/10/2016
Hương Thu
Dịch bệnh

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 01:31 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 01:31 16/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 01:31 16/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 01:31 16/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 01:31 16/12/2024
Some text some message..