Doanh nghiệp thủy sản kêu khó về quy định xử lý chất thải

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến nay, VASEP đã nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp thành viên về một số bất cập tồn tại trong thực thi các quy định về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp thủy sản kêu khó về quy định xử lý chất thải
Doanh nghiệp thủy sản kêu khó về quy định xử lý chất thải

Theo đó, các bất cập, vướng mắc về chất thải rắn trong nhà máy chế biến thủy sản được các doanh nghiệp phản ánh, họ đã có hợp đồng với đơn vị thu gom, tái chế để xử lý rác thải công nghiệp (bao bì carton hư hỏng, nylon, sắt vụn, nhựa,…) và mỗi lần giao nhận rác thải công nghiệp với đơn vị thu gom đều có hóa đơn/chứng từ.

Tuy nhiên, khi kiểm tra đoàn Thanh tra môi trường của Tổng cục Môi trường lại yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp hồ sơ chứng minh về việc đã xử lý, tái chế rác thải công nghiệp của đơn vị thu gom, nếu không doanh nghiệp sẽ bị phạt.

Trong nhiều trường hợp, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đơn vị thu gom từ chối không cung cấp hồ sơ này cho doanh nghiệp và tại nhiều địa phương cũng không có cơ sở thu gom nào có đủ hồ sơ như yêu cầu. Điều này khiến các doanh nghiệp thủy sản lo lắng.

Từ vướng mắc trên, các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét điều chỉnh theo hướng nếu tại địa phương không có cơ sở thu gom, tái chế, xử lý rác thải công nghiệp cung cấp được hồ sơ chứng minh hoạt động tái chế, xử lý rác thải của họ thì không lấy làm cơ sở để xử phạt doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kêu vướng mắc về xử lý nước thải trong nhà máy chế biến thủy sản. Chẳng hạn, về Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) được áp dụng, nếu nhà máy nằm ngoài các khu công nghiệp (KCN) thì áp dụng theo quy chuẩn QCVN 11:2015/BTNMT đặc thù cho nhà máy chế biến thủy sản. Trong khi đó, các nhà máy chế biến thủy sản nằm trong KCN thì phải áp dụng theo QCVN 40: 2011/BTNMT về nước thải công nghiệp, không được áp dụng QCVN 11:2015/BTNMT.

Các doanh nghiệp cho rằng, quy định trên bất hợp lý, tạo ra sự không công bằng giữa các DN trong KCN và các DN nằm ngoài KCN, nên kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát và xem xét để các nhà máy được áp dụng công bằng qua việc quy định cho phép các nhà máy trong KCN khi đấu nối vào hệ thống nước thải tập trung của KCN thì được áp dụng theo QCVN 11:2015/BTNMT.

Về bùn thải, các doanh nghiệp cho rằng, bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản không phải là bùn thải nguy hại. Do nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến hải sản là cá biển, tôm và các loại thuỷ sản khác nên thành phần hữu cơ chiếm đa số. Vì vậy, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản là các chất hữu cơ tạp dư không có chứa nhiều kim loại nặng theo quy định của QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thủy sản lại đang chịu việc phân tích bùn thải vì cơ quan quản lý cho rằng bùn thải từ xử lý nước sau chế biến thủy sản là nguy hại. Trong khi đó, chi phí phân tích bùn thải của các nhà máy khá cao, lên tới 60 – 80 triệu/năm. Các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát và chỉ đạo bỏ không kiểm tra các chỉ tiêu trong bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến thủy sản do bùn thải này không phải là bùn thải nguy hại.

Về phương án bảo vệ môi trường, theo Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016, các nhà máy thuộc diện phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Thông tư 31/2016 và Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp đều phải làm Phương án bảo vệ môi trường.

Các doanh nghiệp kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, cho phép nếu nhà máy chưa có báo cáo ĐTM thì phải làm phương án bảo vệ môi trường, còn các nhà máy đã có ĐTM thì không cần phải làm Phương án bảo vệ môi trường. Không áp dụng đồng loạt gây tốn kém nguồn lực và chi phí cho xã hội…

Báo Hải Quan
Đăng ngày 25/04/2017
Lê Thu
Doanh nghiệp

Xem giá thủy sản ở đâu trên ứng dụng Farmext ?

Farmext tự hào là ứng dụng cung cấp giá thủy sản nhanh chóng và chính xác hàng đầu hiện nay, được tin dùng bởi đông đảo người nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Để bà con có thể dễ dàng xem giá thủy sản tại ứng dụng, chúng tôi xin được trình bày từng bước trong nội dung bài biết dưới đây.

Giá thủy sản
• 11:00 02/05/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 08:00 27/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 10:02 07/05/2024

Tôm đông lạnh có còn giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có?

Ngày này, các loại thực phẩm đông lạnh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản. Vậy tôm đã đông lạnh có còn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe con người hay không? Cùng Tép Bạc tìm hiểu chúng ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú
• 10:02 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:02 07/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 10:02 07/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:02 07/05/2024