Hóa thạch cá sấu tí hon có thể là một loài mới

Các nhà khoa học đã phục hồi hóa thạch của một con cá sấu đầu nhỏ có từ thời kỳ khủng long. Các phân tích cho thấy mẫu vật này là một loài mới.

sọ cá sấu
Hình ảnh ba chiều của một sọ cá sấu sọ mới được khai quật - phục hồi từ một phiến đá vôi ở Đức - đã tiết lộ một loài mới từ kỷ Jura

Khu khai thác đá Langenberg, Đức đã mang đến cho các nhà khoa học một kho tàng hóa thạch của thời kỳ Cuối kỷ Jura. Khu mỏ đá này đã được chứng minh là đặc biệt giàu hóa thạch của động vật biển có xương sống dưới nước.

Phát hiện gần đây nhất – một cặp atoposaurid trông giống như cá sấu nhỏ xíu đã rất khó tách ra khỏi lớp đá vôi và trầm tích bị gắn chặt vào, vì thế các nhà khoa học đã sử dụng chụp phương pháp chụp cắt lớp vi tính để xây dựng lại mô hình 3D của một trong hai hộp sọ.

Các nhà khoa học xác định, hộp sọ này không giống với bất kỳ loài atoposaurid nào được xác định trước đó. Ban đầu, các nhà khoa học đã cho rằng các mẫu vật này thuộc chi Theriosuchus, nhưng sau khi phân tích hộp sọ trong mô hình 3D, họ đã quyết định rằng các mẫu vật này xứng đáng với một chi riêng của chúng. Họ đã đặt tên chúng là cá sấu Knoetschkesuchus langenbergensis.

Các nhà khoa học đã mô tả loài mới này trên tạp chí PLOS ONE.

Nhà cổ sinh vật Daniela Schwarz, công tác tại Viện nghiên cứu Tiến hóa và Đa dạng sinh học Leibniz phát biểu: “nghiên cứu này mô tả về loài cá sấu bé xíu mới, được đặt tên là Knoetschkesuchus langenbergensis sống khoảng 154 triệu năm trước ở tây bắc nước Đức. Knoetschkesuchus thuộc dòng tiến hóa dẫn đến loài cá sấu ngày nay, và lần đầu tiên, có 2 hộp sọ thuộc loài này được bảo quản dưới dạng 3D, cho phép chúng ta nghiên cứu giải phẫu chi tiết thông qua các hình ảnh chụp cắt lớp”

Báo Dân Trí, 16/02/2017
Đăng ngày 17/02/2017
Anh Thư (Theo Upi)
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 08:51 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:51 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 08:51 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 08:51 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 08:51 05/12/2024
Some text some message..