Mô hình nuôi cua đồng trong ao đất và ruộng lúa: Dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao

Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ”, do Hội Nông dân tỉnh chủ trì thực hiện đã xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng phù hợp với điều kiện của tỉnh, giúp nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo có thể áp dụng.

nuoi cua dong
Cua đồng là loại thủy sinh dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế.

Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” với 5 hộ nông dân tham gia nuôi trên 1ha ruộng lúa và ao đất. Áp dụng mô hình này, người nuôi bỏ vốn nhỏ, công chăm sóc ít và cua cũng ít gặp rủi ro dịch bệnh. Sau khoảng 3 tháng nuôi, người nuôi có thể đặt rập để thu hoạch cua theo kiểu tỉa thưa dần, lựa những con chắc thịt, đủ gạch để bán. Kết thúc thành công mô hình thử nghiệm, nhóm triển khai dự án còn xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của tỉnh để bà con nông dân có thể học tập làm theo.

Bà Nguyễn Thị Dáng, Chủ nhiệm dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” cho biết, cua đồng là loài thủy sinh dễ nuôi, môi trường sống không quá khắt khe. Cua có thể sống trong điều kiện có mặt nước ao, hồ, sông, suối và ruộng đồng. Thức ăn của cua cũng rất đa dạng, cua có thể ăn nhiều loại thức ăn dễ kiếm trong sản xuất nông nghiệp như: bắp, khoai lang, khoai mì, cá tạp, rau muống, bèo cái, lục bình…

Tuy nhiên, bên cạnh việc là loại thức ăn dân dã, bổ dưỡng của con người, cua cũng là món khoái khẩu của nhiều loài động vật khác trong tự nhiên như cá, ếch, rắn, chuột và ngay bản thân loài cua cũng tự ăn thịt lẫn nhau khi đến thời kỳ lột xác. Đây là nguyên nhân gây tỷ lệ hao hụt cao khi nuôi cua với mật độ lớn mà không bảo đảm các điều kiện bảo vệ cua. Chính vì vậy, khi nuôi cua đồng trong ao đất và ruộng lúa, bà con nông dân cần xây dựng bờ rào bảo vệ xung quanh ruộng hoặc ao nuôi. Nên nuôi cua luân canh với một vụ lúa hoặc một vụ cá.

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cua nhiều lần lột xác để lớn lên, để tránh cua bị ăn thịt khi lột xác, cần tạo thêm nhiều bờ đất trong ao, thả nhiều gốc chà, ống tre,… để cua có nhiều chỗ trú ẩn. Ngoài ra, cần thả nhiều bèo cái, lục bình, rau muống, trồng cỏ, gieo lúa (không chăm sóc lúa)… trong ao, trong ruộng để vừa có thêm thức ăn cho cua, vừa tạo chỗ trú ẩn cho cua. Để cua mau lớn và hạn chế việc tự tìm ăn thịt lẫn nhau, cần bảo đảm cho cua ăn đủ mỗi ngày theo đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn.

Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” nhằm xây dựng, hoàn thiện và nhân rộng quy trình nuôi cua đồng thương phẩm trên địa bàn tỉnh, góp phần làm da dạng các đối tượng nuôi, giảm áp lực khai thác cua đồng từ tự nhiên, giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập nâng cao đời sống. Đồng thời, dự án cung cấp thêm một số loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, an toàn cho người tiêu dùng. Với sự thành công của dự án, thời gian tới, mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa cần được nhân rộng và phát triển ở các vùng trồng lúa trên địa bàn tỉnh.

Loài cua đồng: http://tepbac.com/species/full/172/Cua-dong.htm

Cua đồng là thực phẩm sạch, ngon, bổ, được nhiều gia đình chọn làm thực phẩm ưu tiên trong bữa ăn gia đình. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cua đồng trong địa bàn tỉnh rất lớn, đặc biệt vào mùa khô. Giá cua đồng tại các chợ trong mùa khô có thể lên tới hơn 100.000 đồng/kg, sẽ tạo nên nguồn thu nhập khá cho người nuôi cua.

Báo Bà Rịa Rịa Vũng Tàu
Đăng ngày 27/04/2013
Sơn Quỳnh
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 08:29 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 08:29 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 08:29 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 08:29 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 08:29 11/01/2025
Some text some message..