Nghề câu cá ngừ Phú Yên: Cần áp dụng phương thức câu mới

Phú Yên là tỉnh đầu tiên xuất hiện nghề câu vàng cá ngừ đại dương và có thời gian phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nghề câu vàng đã bị “áp đảo” bởi nghề câu tay kết hợp ánh sáng.

Ngư dân TP Tuy Hòa chuyển cá ngừ đại dương lên bờ sau chuyến đánh bắt dài ngày trên biển - Ảnh: ANH NGỌC

Dù biết nghề câu vàng có nhiều ưu điểm, nhưng Phú Yên không đặt nặng mục tiêu vực dậy nghề truyền thống này, mà đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo khai thác hiệu quả, trong đó chú trọng đến khâu sơ chế và bảo quản sản phẩm.

Lợi bất cập hại khi chuyển câu vàng sang câu đèn

Nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở Phú Yên xuất phát từ làng biển Phú Câu thuộc phường 6 (TP Tuy Hòa) vào những năm 1990. Từ khi cá ngừ đại dương được xuất khẩu, giá trị kinh tế của nó tăng lên rất cao nên ngư dân càng phát triển nghề này. Có thời điểm toàn tỉnh phát triển hơn 600 tàu câu vàng cá ngừ, sản lượng mỗi tàu trung bình 2-3 tấn/chuyến biển, giá cá khoảng 160.000-170.000 đồng/kg đã mang lại thu nhập rất cao cho ngư dân. Sau đó, nhiều ngư dân ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi… học hỏi ngư dân Phú Yên và phát triển nghề câu này.

Qua nhiều năm, hiện nghề câu vàng cá ngừ truyền thống ở Phú Yên ngày càng thu hẹp do những năm gần đây phát triển mạnh nghề câu tay cá ngừ đại dương kết hợp ánh sáng (câu đèn). Ông Nguyễn Hữu Phát, chủ tàu câu cá ngừ đại dương PY96346TS ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa), cho biết: Sở dĩ số tàu câu vàng cá ngừ đại dương theo kiểu truyền thống giảm là do ngư trường khai thác bị thu hẹp.

Trước đây, nghề này chỉ phát triển mạnh ở Phú Yên, còn hiện nay đã phát triển ở nhiều tỉnh trong khu vực, có tỉnh phát triển đội tàu khai thác lên đến hàng ngàn chiếc như Bình Định và Khánh Hòa. Trong khi đó, nghề câu đèn “dụ” cá ngừ đại dương tập trung đến khu vực sử dụng ánh sáng đèn cao áp lại phát triển rất nhanh. Điều này dẫn đến nghề câu vàng truyền thống “không còn đất để dụng võ”.

Ông Nguyễn Thành Hiệp, thuyền trưởng tàu cá PY96572TS ở phường 6, cho biết: Lâu nay, khâu bảo quản cá ngừ đại dương sau thu hoạch là yếu nhất nên khi chuyến đánh bắt kéo dài gần cả tháng đã làm cho giá trị sản phẩm vào đến bờ rất thấp. Trong khi đó, sản phẩm cá ngừ đại dương câu đèn nếu bảo quản không tốt thì giá trị của nó còn thấp hơn, nhưng bù lại sản lượng đánh bắt nhiều hơn. Chính điều này mà thời gian gần đây, nhiều tàu câu cá ngừ đại dương ở TP Tuy Hòa đã chuyển sang nghề câu đèn.

Ông Phan Thuẩn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6, so sánh giữa hai nghề câu: Nghề câu vàng khi đánh bắt có tính chọn lọc cao nên không “hủy diệt” nguồn lợi và môi trường, ít chi phí năng lượng. Hơn nữa, ngoài cá ngừ đại dương thì nghề câu vàng có thể câu nhiều loại cá khác có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá cờ… còn câu đèn chỉ đánh bắt được cá ngừ. Bên cạnh đó, sản phẩm cá câu vàng có giá trị cao hơn câu đèn từ 30-40% nếu bảo quản tốt và thường đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu hơn.

Theo tôi, giữa câu vàng và câu đèn thì câu vàng đạt hiệu quả kinh tế hơn nhưng hiện nay ngư trường cho nghề câu vàng đã bị thu hẹp vì nghề câu đèn phát triển mạnh. Trong số gần 500 tàu câu cá ngừ đại dương ở TP Tuy Hòa thì đến nay đã có khoảng 3/4 chuyển sang nghề câu đèn.

Thích nghi để nâng cao giá trị

Dù biết nghề câu vàng có nhiều ưu điểm, nhưng để gìn giữ và phát huy thế mạnh của nghề này là cả một vấn đề lớn, vì phải phụ thuộc vào yếu tố hiệu quả của chuyến biển. Phú Yên không đặt nặng mục tiêu vực dậy nghề câu vàng cá ngừ đại dương, mà đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo khai thác hiệu quả, trong đó chú trọng đến khâu sơ chế và bảo quản sản phẩm.

Ông Lê Tấn Hồng, chủ hai tàu cá PY90612TS và PY95067TS ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa), cho biết: Đến nay hai tàu cá của tôi đã được đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ khai thác tốt nhất. Không hẳn cá ngừ đại dương câu đèn có chất lượng kém, mà khâu sơ chế, bảo quản cá ngừ sau khi đưa lên tàu là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng của cá.

Hai tàu câu của tôi đều trang bị thiết bị gây tê cá ngừ và sử dụng thùng hạ nhiệt (do kỹ sư Phạm Duy Phượng, Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa và Công ty CP Bá Hải chuyển giao) đã giúp thời gian kéo cá lên tàu nhanh gấp 3 lần, cá không bị sổng khi mắc câu, đặc biệt chất lượng cá ngừ sau khai thác đã cải thiện nhiều so với trước.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của ngư dân khai thác xa bờ là chưa có tàu dịch vụ hậu cần để thu mua cá và cung cấp nhiên liệu trên biển; giá thu mua cá ngừ đại dương không ổn định; ngư dân còn khó khăn để tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước…

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Toàn tỉnh hiện có hơn 4.130 tàu thuyền, trong đó có hơn 1.145 tàu cá có công suất từ 90CV trở lên chuyên đánh bắt xa bờ; khoảng 600 tàu chuyên khai thác cá ngừ đại dương. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của Phú Yên năm 2016 là 4.300 tấn và từ đầu năm 2017 đến nay khoảng 3.215 tấn (tăng 2% so với cùng kỳ năm 2016).

Sản phẩm cá ngừ Phú Yên đang từng bước khẳng định và mở rộng thị trường ra nhiều nước, trong đó gần 50% sản phẩm cá ngừ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU… với 4 doanh nghiệp chủ lực là Công ty TNHH Thủy sản Hồng Ngọc, DNTN Lợi Anh, Công ty CP Bá Hải, DNTN Trang Thủy.

Vì vậy, tỉnh sẽ kiểm soát chặt chẽ nghề khai thác cá ngừ đại dương bằng câu tay kết hợp ánh sáng, nhưng có cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, nhiều tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên đã nâng cấp tàu thuyền, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả chuyến biển như dùng sock điện, hầm ngâm hạ nhiệt, hầm bảo quản bằng xốp thổi PU, đèn led… để nâng cao giá trị sản phẩm.

Cần hỗ trợ công nghệ khai thác tiên tiến và thị trường tiêu thụ cá ngừ ổn định hơn

Tỉnh đang tổ chức lại các khâu khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển nghề câu theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang củng cố và phát huy hoạt động của Hiệp hội Cá ngừ Phú Yên nhằm hỗ trợ các chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ trong tỉnh. Sở NN-PTNT đang phối hợp với các cơ quan chức năng nâng cao chất lượng dự báo ngư trường, đảm bảo 100% tàu câu cá ngừ đại dương được cung cấp thông tin về ngư trường, nguồn lợi.

Tỉnh đang triển khai đầu tư cảng cá ngừ, chợ đấu giá và các dịch vụ thuận lợi để gia tăng giá trị sản phẩm cá ngừ. Phú Yên đang đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tìm kiếm sự liên kết, hợp tác của một số công ty Nhật Bản phù hợp với điều kiện của tỉnh để tiếp nhận công nghệ khai thác tiên tiến và tạo thị trường tiêu thụ cá ngừ ổn định hơn.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Tri Phương

 

Báo Phú Yên
Đăng ngày 19/08/2017
Anh Ngọc
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 02:35 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 02:35 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 02:35 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:35 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 02:35 24/12/2024
Some text some message..