Những lầm tưởng về cá mập bạn cần xóa bỏ ngay

Có nhiều lầm tưởng về cá mập khiến loài động vật này mang tiếng ác, tiếng xấu, bị con người vừa sợ vừa ghét bỏ.

sai lầm về cá mập

Một trong những lầm tưởng về cá mập là cá mập giết chết rất nhiều người. Thực tế, loài cá này không giết nhiều người như bạn nghĩ, thậm chí trong số những sát thủ động vật gây khiếp đảm nhất, nó chỉ xếp hạng cuối cùng, nhận trách nhiệm cho cái chết của 10 người trung bình mỗi năm.

cá mập ăn tạp

Cá mập không biết khi nào là đủ. Cá mập là loài ăn tạp, chúng có thể chè chén say sưa và sẽ tiếp tục ăn cho đến khi quá no, nôn ra. Thậm chí sau khi nôn ra, chúng lại tiếp tục ăn uống không biết chán.

cá mập vây ngắn

Cá mập mako vây ngắn (mako shortfin) là loài cá mập nhanh nhất thế giới, đạt tốc độ lên đến hơn 31km/h. Tuy vậy, nếu so với tốc độ của Usain Bolt, vận động viên điền kinh người Jamaica, người đang giữ kỷ lục thế vận hội và thế giới ở các nội dung chạy 100 m với 9,58 giây thì tốc độ của con cá mập này vẫn chậm hơn.

cá mập voi

Cá mập voi là những kẻ khổng lồ dịu dàng. Những con cá mập voi nổi tiếng hiền lành trong họ cá mập, nó ăn các sinh vật phù du nhỏ xíu và có thể phát triển chiều dài lên đến 18m.

cá mập mào

Không phải là một loài cá trong truyền thuyết, cá mập mào là một trong những loài cá mập có vẻ ngoài xấu xí nhất, gây ác mộng nhất. Là một trong những loài cá mập có mặt sớm nhất trên thế giới, cá mập mào là một trong những loài nguy hiểm nhất trên Trái đất và được mệnh danh là sát thủ đại dương.

cá mập trắng

Có một số tranh cãi nhưng nhiều người cho rằng con cá mập trắng lớn lớn nhất thế giới là con cá mập trắng khổng lồ bị bắt ở ngoài khơi bờ biển Prince Edward Island, Canada, nó nặng tới 1905 kg và dài tới 6m.

cảnh tượng giết cá mập

Cá mập là một trong những loài cá bị đánh bắt ráo riết nhất trên thế giới. Khoảng 100 triệu con cá mập bị giết mỗi năm và một số loài cá mập đang bị đánh bắt quá mức dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.

cá mập hổ

Cá mập hổ nổi tiếng là loài cá ưa khám phá du lịch. Chúng được biết là đã di chuyển quãng đường dài đến 7500km từ vùng biển Caribbean đến Bắc Đại Tây Dương.

Cá mập wobbegong

Cá mập wobbegong, thuộc họ cá mập thảm, được tìm thấy chủ yếu ở Australia có cách bắt mồi độc đáo, nó tung cú đớp thẳng vào đầu của con mồi và cắt đứt sự vùng vẫy của con mồi một cách nhanh nhất.

cá mập greenland

Cá mập Greenland không chỉ có hàm răng sắc nhọn giết người trong chớp mắt, nó còn có độc.

ca map trang lon

 

Cá mập trắng lớn được xưng tụng là cá mập khổng lồ nhưng so với tổ tiên của nó, kích thước của cá mập trắng hiện nay thực sự không đáng kể. Hai triệu năm trước đây, loài cá mập lớn nhất thế giới là Megalodon, loài cá có thể ăn thịt cả cá voi.

ca map di chuyen

Nhiều loài cá mập cần phải di chuyển để có thể tiếp tục thở. Không phải tất cả những con cá mập đều như vậy nhưng nhiều loài trong số đó thực sự phải bơi để duy trì hô hấp, kể cả loài cá mập Salmon trong hình.

xuat hien ca map

Cá mập đã có mặt trên Trái đất được một khoảng thời gian rất dài, khoảng 488 triệu năm trước đây, trước cả loài khủng long.

ca map phoi

Cá mập phơi có một lá gan siêu lớn, gan của nó nặng khoảng 1/4 tổng số trọng lượng cơ thể của nó.

Theo Emgn/Kiến Thức, 09/02/2016
Đăng ngày 10/02/2016
Đinh Ngân
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 03:54 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 03:54 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 03:54 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 03:54 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 03:54 09/01/2025
Some text some message..