Nông dân ồ ạt bỏ lúa, đào ao nuôi cá

Thời gian gần đây, thấy giá cá tra giống tăng, nhiều nông dân huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đua nhau bỏ lúa, đào ao ươm cá giống.

Tân Hưng: Nông dân bỏ lúa, đào ao nuôi cá
Hàng trăm ao cá của người dân tự phát chuyển từ đất lúa sang đào ao nuôi cá

Ồ ạt đào ao nuôi cá

Về xã Hưng Điền, Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, những ngày này, Kobe hoạt động liên tục, nhiều người tìm thuê Kobe đào ao, ươm cá giống. Anh Nguyễn Văn Trầm, ngụ ấp Tre I, xã Hưng Điền, cho biết: “Thấy nông dân đào ao, nuôi cá, năm trước, tôi cũng chuyển 3ha đất lúa của gia đình sang nuôi cá. Với thời gian nuôi khoảng 3 tháng, cá giống đạt trọng lượng khoảng 30 con/kg, nếu mỗi hécta cho thu hoạch hơn 20 tấn, với giá hiện tại 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hécta, tôi lời từ 300-400 triệu đồng”.

Theo nhiều người nuôi cá, tùy theo giá thời điểm, mỗi ao (1ha), nông dân thu lợi nhuận từ 50-70 triệu đồng, thậm chí có ao lãi 500-700 triệu đồng. Nếu so với trồng lúa thì lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần.

Chủ yếu nuôi tự phát

Theo chính quyền địa phương, những hộ dân này chủ yếu nuôi tự phát. Chủ tịch UBND xã Hưng Điền - Trương Đông Hồ cho biết: Qua thống kê, trên địa bàn có 70 hộ dân tự ý chuyển đổi từ đất sản xuất lúa sang đào ao, ươm cá giống với hơn 40ha. Con số này sẽ còn tăng nhiều hơn vì hiện nay còn rất nhiều hộ dân đang thuê phương tiện chuẩn bị đào ao, tiếp tục thả nuôi. Chúng tôi cử cán bộ chuyên môn rà soát, lập biên bản đề nghị các hộ dân phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nếu không hoàn thành các thủ tục, đề nghị trả lại hiện trạng ban đầu”.

Còn Chủ tịch UBND xã Hưng Điền B - Nguyễn Vũ Linh cho biết: “Nông dân trong xã chuyển 112ha đất trồng lúa sang ươm cá giống và hầu hết số diện tích này không nằm trong khu quy hoạch của địa phương. Thời gian tới, xã kiên quyết xử lý những hộ nào đào ao nuôi tự phát nhằm tránh chạy theo phong trào”.

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Hưng - Nguyễn Văn Nghĩa thừa nhận, có chuyện người dân ở 2 xã Hưng Điền, Hưng Điền B đào hơn 150ha đất trồng lúa để làm ao nuôi cá. Theo ông Nghĩa, đến thời điểm này, chưa có hộ dân nào làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. “Chúng tôi sẽ rà soát lại xem có phù hợp quy hoạch của địa phương hay không, nếu phù hợp thì hướng dẫn nông dân làm thủ tục chuyển đổi đúng quy định pháp luật. Những trường hợp sai phạm, xin ý kiến huyện có biện pháp xử lý trong thời gian tới” - ông Nghĩa cho biết.

Người nuôi tự tìm đầu ra

Khi hỏi về thị trường tiêu thụ thì hầu hết nông dân đều mập mờ. Ông Lê Thanh Nhi là một trong những người đầu tiên “khởi xướng” phong trào ươm cá tra giống ở xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, được nhiều hộ khác học tập. Ông Nhi cho biết: “Thật ra, nuôi cá tra giống rủi ro rất cao. Tôi có kinh nghiệm nuôi hơn 3 năm mà đôi lúc còn thất bại. Hiện, thị trường tiêu thụ cá giống chủ yếu ở các tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An và người dân nuôi tự tìm thị trường tiêu thụ, tình trạng “được mùa - rớt giá”, “được giá - mất mùa” cũng thường xuyên xảy ra.

bỏ lúa đào ao nuôi cá, nuôi cá Long An, nuôi cá tra, ươm cá tra, thủy sản

Diện tích trồng lúa sẽ giảm đáng kể khi người dân đào ao nuôi cá

Một vấn đề mà người dân đặc biệt quan tâm là tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải của những ao cá này đổ ra các tuyến kênh. Ông Dương Văn Lô, ngụ ấp Gò Chuối, xã Hưng Điền, bức xúc: “Việc nuôi cá cần được quy hoạch cụ thể, hiện tại, hầu hết ao nuôi cá trên địa bàn đều đặt ống dẫn thoát nước ra kênh, nếu tình trạng này không sớm xử lý sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường”.

Quyền Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng - Hoàng Văn Sinh cho biết, địa phương tổ chức thanh tra và tổng hợp báo cáo tỉnh, đồng thời giao ngành chuyên môn rà soát lại quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn, đề xuất cụ thể, nếu phù hợp trong quy hoạch thì hướng dẫn nông dân làm các thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất, nếu không phù hợp quy hoạch mà nông dân chuyển đổi có hiệu quả, huyện đề xuất tỉnh điều chỉnh lại quy hoạch. “Nhà nước rất trân trọng sự tìm tòi, ý chí vượt khó vươn lên làm giàu của người dân, nhất là trong việc chuyển đổi giống vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên, nông dân không nên làm theo phong trào dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, gặp rủi ro, thiệt hại” - ông Sinh nói.

Việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi trong thời gian qua được ngành chuyên môn đặc biệt quan tâm. Để bảo đảm hiệu quả việc nuôi trồng của người dân, địa phương cần sớm có quy hoạch vùng cụ thể, tìm thị trường đầu ra ổn định, tránh tình trạng cung vượt cầu dẫn đến thiệt hại.

Báo Long An
Đăng ngày 06/10/2017
Trung Kiên
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:56 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 10:56 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 10:56 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 10:56 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:56 28/01/2025
Some text some message..