Nuôi cá lồng trên các hồ chứa - Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Từ năm 2015 trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bắt đầu phát triển mạnh mô hình nuôi cá lồng trên các hồ chứa, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, nghề nuôi cá lồng hiện nay vẫn chủ yếu mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, chưa gắn với bảo vệ môi trường và tạo ra hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.

nuoi ca ho chua
Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Sao Sáng (ở tỉnh Bắc Giang) hiện có 80 lồng cá nuôi trên hồ Núi Cốc.

Nhận thấy nguồn nước ở hồ Núi Cốc trong lành nên tháng 4-2015, anh Nguyễn Văn Sáng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Sao Sáng (Bắc Giang) đã mạnh dạn thuê lại 2.500ha diện tích mặt nước của Xí nghiệp Thủy sản hồ Núi Cốc để nuôi cá chép, cá trắm đen, cá rô phi đơn tính, cá nheo, cá trê… Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Sáng chia sẻ: Điều quan trọng nhất khi nuôi cá lồng, bè là sông, hồ chứa phải có nguồn nước trong sạch, không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải của các nhà máy hoá chất. Nuôi cá tại hồ có thể tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, giảm được chi phí và không phải lo thay nước hằng ngày như nuôi ở các hồ nhỏ tại nhà. Hiện tại, Công ty có 80 lồng nuôi cá ở hồ Núi Cốc và đã xuất bán được trên 30 tấn cá các loại. Từ nay đến cuối năm, Công ty dự kiến sẽ mở rộng nuôi thêm 80 lồng, sản lượng dự ước đạt trên 500 tấn. Ngoài ra, Công ty còn tạo việc làm ổn định cho 20 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Sao Sáng, trên địa bàn tỉnh còn có các đơn vị: là Công ty cổ phần Tư vấn và Chuyển giao công nghệ nuôi cá lồng trên hồ Ghềnh Chè, xã Bình Sơn (T.P Sông Công), hồ Kim Đĩnh, xã Tân Kim (Phú Bình); Xí nghiệp Thuỷ sản Núi Cốc nuôi cá lồng trên hồ Xuân Đô, xã Tân Thái (Đại Từ) và nuôi thâm canh trên 5ha diện tích ao của xí nghiệp; Hợp tác xã Thủy sản Bảo Linh nuôi cá trên hồ Bảo Linh (Định Hóa) với tổng số 125 lồng nuôi, thể tích nuôi trên 12.000m3, sản lượng đạt trên 294 tấn. Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT): Hiệu quả của các mô hình đã đánh thức tiềm năng nuôi cá lồng, bè trên hồ chứa, nhằm đa dạng các hình thức nuôi, tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước sẵn có tại địa phương và góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao đời sống nông dân quanh khu vực lòng hồ.

Với tổng diện tích mặt nước khoảng gần 7 nghìn ha, tỉnh ta có điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tỉnh ta mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ so với tiềm năng diện tích mặt nước của sông và hồ chứa, diện tích nuôi thâm canh mới chỉ đạt trên 7%, chủ yếu là nuôi quảng canh, bán thâm canh. Bên cạnh đó, nghề nuôi cá lồng vẫn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, phát triển sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường. Hơn nữa, việc phát triển nghề nuôi cá lồng chưa thành vùng chuyên canh tập trung nên chưa tạo được hệ thống tiêu thụ và thị trường ổn định. Người dân nuôi cá truyền thống vẫn theo hình thức thả cá sống tự nhiên, thiếu sự chăm sóc, không có kỹ thuật quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh nên sản lượng cá nuôi năng suất chưa cao. Thực tế, đa phần người dân mới chỉ đi học tập kinh nghiệm ở một số địa phương, chưa qua các lớp tập huấn, nên kinh nghiệm chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, xử lý chất thải... còn thiếu. Thêm vào đó, việc phát triển lồng, bè cá trên hồ chứa không có dòng chảy thì tốc độ ô nhiễm nguồn nước sẽ nhanh hơn do lượng thức ăn dư thừa và chất thải từ đàn cá đọng lại.

Để khuyến khích phát triển nghề nuôi cá lồng bền vững, theo ông Vũ Đình Thịnh, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn chỉnh xây dựng Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, định hướng tái cơ cấu ngành thuỷ sản, các quy hoạch của ngành và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở quy hoạch thủy sản, xây dựng các đề án, dự án phát triển thủy sản đối với từng loại hình mặt nước và từng huyện, thành phố, thị xã. Cùng với đó, Trung tâm sẽ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất con giống có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nuôi thâm canh các đối tượng thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và phát triển bền vững, trong đó, chú trọng đến nuôi cá lồng, nuôi cá hồ chứa; nuôi thuỷ sản đặc sản và thủy sản nước lạnh. Đồng thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền cải tạo các hồ chứa thủy lợi để đáp ứng các điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản như: Nền đáy hồ, đăng chắn, đập tràn… Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng sản xuất tập trung. Ngoài ra, Trung tâm cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích các hợp tác xã, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia vào việc phát triển nuôi cá lồng theo hướng liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo ổn định đầu ra. Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2020 diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt 6.855ha (tăng 1.080ha so với năm 2013). Trong đó, tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa thuỷ lợi, từ đất lúa trũng chuyển đổi, đất lúa - cá kết hợp và diện tích nuôi cá lồng (nuôi ao, hồ nhỏ 2.140ha, nuôi hồ chứa đạt 4.015ha, nuôi cá ruộng đạt 700ha), diện tích nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng khoa học kỹ thuật nuôi thâm canh từ 1.700ha (chiếm 25%) trở lên, sản lượng cá lồng đạt trên 1.000 tấn.

Báo Thái Nguyên, 05/04/2016
Đăng ngày 08/04/2016
Khánh Thiện
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 01:48 13/09/2024

Nuôi tôm an toàn sinh học với chuỗi giá trị khép kín và không kháng sinh

Tập đoàn Việt Úc đang nỗ lực cải thiện chất lượng tôm Việt Nam bằng cách tránh sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tính hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tôm thẻ
• 01:48 13/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 01:48 13/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 01:48 13/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 01:48 13/09/2024
Some text some message..