Nuôi tôm - cua kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi kết hợp tôm - cua được thực hiện ở nhiều địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bài viết cung cấp kỹ thuật nuôi và hiệu quả của mô hình này.

Nuôi tôm - cua kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao
Mô hình nuôi tôm - cua mang lại hiệu quả cao ở nhiều địa phương. Hình minh họa

Kỹ thuật nuôi

Về kỹ thuật nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, theo Trung tâm Khuyến nông TP Hồ Chí Minh ngoài các kỹ thuật cơ bản áp dụng khi nuôi tôm sú bán thâm canh, cần chú ý một số điểm sau:

Ao nuôi có hệ thống gờ nổi bên trong hay ao được đào rảnh xung quanh có gò ở giữa để cua có thể đào các hốc,  hang trú ẩn. Cung cấp các chà cây làm chỗ ẩn nấp cho cua;

Khi lấy nước vào ao, cần kiểm tra độ mặn để báo cho trại giống tôm, giống cua để các trại tiến hành hạ độ mặn, thuần dưỡng giống thích nghi với độ mặn nơi thả nuôi, điều này giúp tránh được hiện tượng tôm, cua bị sốc độ mặn khi thả giống, nhất là đối với cua, nếu chênh lệch độ mặn quá 3 %o khi thả giống sẽ làm cua bị lột võ bất thường, yếu và chết, còn gọi là hiện tượng bẫy lột võ;

Đối với ao nuôi tôm sú kết hợp nuôi cua, trong quá trình chuẩn bị ao , cần giăng vèo ương cua ngay trong ao. Vèo ương cua có 5 mặt: 4 mặt bên và mặt đáy; làm bằng lưới mịn, dày, xung quanh miệng vèo được may kèm với một lớp nhựa cao khoảng 30 cm để tránh cua bò lên miệng vèo ra ngoài ao. Trong vèo bố trí các chà cây  hoặc lưới giăng bên trong để làm chỗ cho cua con bám, càng có nhiều chỗ bám, cua con càng ít tập trung 1 chỗ, giúp hạn chế hiện tượng ăn nhau. Vèo được đặt ở góc ao, phần trên gió, cách bờ 2 - 3 m để tiện chăm sóc cua ương.

Thời điểm thả giống cua trong ao tôm sú (giống tôm sú thả nuôi cở P15):

Nếu nuôi từ cua bột (cua hạt tiêu, tương ứng cua 1 - 2 ở trại giống) thì thả cùng lúc với giống tôm. Nhưng cua được ương trong vèo khoảng 7 ngày trước khi  bung vèo ra ao tôm sú. Vèo ương nên đặt ngay trong ao tôm

Nếu nuôi từ cua hạt dưa thì giống cua được thả sau khi thả giống tôm 7 – 10 ngày

Nếu nuôi từ cua hạt me thì thả giống cua sau khi thả giống tôm 15 – 20 ngày.

Thời điểm thả giống cua trong ao tôm để nuôi ghép rất quan trọng. Thả vào thời điểm hợp lý giúp giảm bớt hiện tượng ăn nhau giữa 2 loài.

Về mật độ thả nuôi:

Tôm sú thả nuôi theo hình thức này là 12 - 15 con/m2.

Cua: Nếu thả cua hạt tiêu, tức cua bột mới xuất khỏi trại giống thì nên thả 1 - 1,5 con/m2 (sau khi ương đến hạt dưa còn khoảng 60 - 70 %)

Nếu thả cua hạt dưa thì thả khoảng 1 con/m2. Nếu thả cua hạt me thỉ thả khoảng 0,5 con/m2. Tức cua càng lớn mật độ thả càng thấp.

Chăm sóc, cho ăn:

Trong giai đoạn ương, có thể cho cua ăn cá tươi hấp chín tán nhuyễn trong vài ngày đầu, sau đó trộn cá hấp với thức ăn viên của tôm với tỉ lệ giảm dần cá hấp và tăng dần cám viên để đến khi bung vèo, thả cua ra ao tôm thì cua có thể dùng thức ăn viên chung với thức ăn của tôm. Thường cua bột mới thả vào vèo, ngày đầu không cho ăn vì cua chưa khỏe hẳn sau quá trình vận chuyển và gây mê. Ngay sáng hôm sau, nên bắt đầu cho cua ăn, 10.000 bột bắt đầu cho ăn khoảng 400 - 500 g cá hấp/ngày, chia làm 4 lần (6g, 11 g, 17 và 21). Sau đó cứ 3 ngày, tăng 20 - 30 % lượng thức ăn.

Sau 1 tuần ương, thấy cua nhanh nhẹn, khỏe mạnh là có thể thả ra ao cùng với tôm sú và sau đó chăm sóc cho ăn như cho tôm sú ăn. Lượng thức ăn cho cua chỉ cần tăng thêm lượng thức ăn bằng 3 - 2 % lượng cua có trong ao là được. Vào ban ngày nếu sau khi cho tôm và cua ăn xong,  sau 2 giờ, đi quanh ao thấy có nhiều cua bò quanh bờ, dưới mép nước gần bờ để kiếm ăn, tức lượng thức ăn không đủ, cần tăng thêm thức ăn cho lần sau.

Sau khi nuôi được 3 tháng, có thể dùng gió, vợt hoặc câu để thu tỉa cua lớn và chắc thịt để bán, sau 4 tháng cua trong ao đã bớt, kéo lưới để thu tôm sú, đồng thời làm cạn ao để thu cua. Khi đó, sẽ còn một số cua chưa chắc thịt, nên thả nuôi tiếp trong ao khác, sau 10 - 12 ngày, cua sẽ chắc thịt lại và có thể bán mà không mất giá.

Hiệu quả

Khi nuôi ghép tôm và cua, nhiều người lo ngại: chúng sẽ ăn thịt nhau, con cua sẽ ăn con tôm khi lột xác và ngược lại. Điều này là không tránh khỏi. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện trên nhiều mô hình nuôi ghép tôm sú và cua, kết quả thu hoạch được với tỉ lệ sống của tôm sú khoảng 50 - 60 % và của cua là 50 - 70 %. Vì thế, tuy tỷ lệ sống của tôm sú có thấp hơn 1 ít so với nuôi tôm bán thâm canh không ghép với cua, nhưng khi thu hoạch, được thu thêm sản lượng cua đáng kể và nhờ đó lợi nhuận của mô hình cũng tăng lên. Chi phí đầu tư tăng thêm khoảng 15 - 20 triệu đồng/ha/vụ so với không nuôi ghép với cua. Nhưng tiền lãi tăng lên 30 - 40 triệu đồng/ha/vụ.

Điển hình như mô hình nuôi cua thương phẩm của anh Trần Tiết Cường (ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) nhiều năm nay đem lại hiệu quả cao, cho thu nhập 150 - 200 triệu đồng/năm. Nông dân ở các xã vùng ngập mặn, ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh cũng thu được lợi nhuận cao từ mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển. Với diện tích bình quân 1 ha nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, nông dân có thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng…

Đăng ngày 01/06/2017
Con tôm(Tổng hợp)
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 13:11 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 13:11 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 13:11 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 13:11 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 13:11 22/11/2024
Some text some message..