Phát hiện Hội chứng Zoea 2 trên tôm thẻ chân trắng ở Ấn Độ

Hội chứng Zoea-2 đã và đang gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất giống tôm thẻ tại Ấn Độ. Dựa trên một nghiên cứu gần đây, bài viết này sẽ mang đến cho người nuôi các thông tin cơ bản về hội chứng nguy hiểm này.

Phát hiện Hội chứng Zoea 2 trên  tôm thẻ chân trắng ở Ấn Độ
Ấu trùng tôm thẻ khỏe mạnh giai đoạn Zoea. Nguồn: Internet

Hội chứng Zoea-2 là gì?

Hội chứng này xuất hiện khi ấu trùng  tôm đột ngột bỏ ăn, yếu dần, và sẽ chết khi đang chuyển sang giai đoạn Zoea 2. Hội chứng này được công bố sớm nhất vào 1993 tại 3 nước Ecuador, Mexico, Mỹ (Morales và Cuellar-Anjel,2008).

Nghiên cứu tại Ấn Độ

Các nhà khoa học tại Viện Thủy Sản nước lợ đã tiến hành đánh giá và thu mẫu (tôm khỏe và tôm nhiễm hội chứng Zoea 2) tại 15 trại sản xuất giống thương mại dọc bờ biển Đông-Ấn Độ. Tiến hành áp dụng 3 phương pháp : phân lập vi khuẩn, quan sát mô học, chạy RT PCR, nhằm tìm ra tác nhân chính gây ra hội chứng này.

Phân lập vi khuẩn

Phân nửa mẫu tôm sẽ được rửa bằng phosphate buffered saline (PBS) rồi  phân lập vi khuẩn trên môi trường TCBS và ZMA.  Tiếp theo,sẽ ủ mẫu ở 300C ± 10C. Khi xuất hiện khuẩn lạc sẽ tiến hành kiểm tra một số đặc tính sinh lý, sinh hóa của chúng (Garrity et al.,2006; Noguerola và Blanch,2008).

Quan sát mô học

Ấu trùng tôm sẽ được cố định trong dung dịch Davidson’s AFA trong 48h, rồi sẽ đưa vào quy trình xử lý mẫu gồm 4 bước: khử nước(60 phút), rửa xylene (60 phút), đúc khối paraffin (2h) và cuối cùng là cắt lát mô. Mỗi lát mô có độ mỏng 4-5µm, được nhuộm với heamoytoxyline và eosin, sau đó tiến hành quan sát mẫu mô dưới kính hiển vi.

Giải mã gen bằng RT PCR

Mẫu tôm sẽ được cố định trong 500µl dung dịch lysis buffer và 0.1 mg proteinase K trong 10 phút ở nhiệt độ 950C. Sau đó lý tâm 1200 vòng trong 10 phút tại 40C. Dich trên bề mặt sẽ được thu và cho vào ethanol, giữ -200C trong 1h.  Sau đó, tiếp tục ly tâm để thu được chất rắn, rửa bằng cồn 700C, trữ -200C(Rajendran et al.,2016).

Quy trình PCR được thực hiện theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú Y thế giới (2016).

Kết Quả

Tác nhân vi khuẩn

Đã phân lập được 29 vibrio  trên tất cả 15 trại giống. Trong đó V.alginolyticus chiếm ưu thế nhất (8 trại), theo sau là V.mimicus( 5 trại), V.vulnificus( 2 trại). Tuy nhiên, tại 6 trại không nhiễm hội chứng Zoea 2, vẫn phân lập được V.alginolyticusV.mimicusV.cincinatensis.

Tác nhân virus

Tất cả các mẫu ấu trùng tôm đều âm tính với virus DNA và RNA.

Quan sát mô học

Trên kính hiển vi, ấu trùng tôm khỏe mạnh hoạt động nhanh nhẹn, ruột đầy thức ăn, hô hấp mang đều đặn, có dải phân dài. Trong khi đó, tôm bệnh thì hoạt động yếu, ruột rỗng và không có dải phân.

Gan tụy của tôm bệnh sưng lên, tế bào biểu mô bị bong tróc và rời rạc. Tương tự, tế bào biểu mô ở ruột cũng bị phình to, bong tróc và tan rã.

Kết Luận

Khi Tôm mắc hội chứng Zoea 2 sẽ đột ngột bỏ ăn, hoạt động yếu dần. Cần đặc biệt lưu ý ấu trùng tôm trong giai đoạn cuối Naupili và đầu giai đoạn Zoea 2.

Trong nghiên cứu này, kết quả PCR là âm tính nên vẫn không xác định được tác nhân chính gây nên hội chứng Zoea 2 trên tôm bệnh tại Ấn Độ. Chính vì thế, dịch bệnh này là rất nguy hiểm và cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để giải quyết vấn đề này.

Theo: Sciencedirect

Đăng ngày 19/08/2017
AN LÊ Lược dich
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 20:47 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:47 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:47 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:47 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:47 20/04/2024