Quãng Ngãi: Vành đai xanh cần được bảo vệ

Với diện tích ít ỏi còn lại, rừng ngập mặn vẫn đang đứng trước nguy cơ cao bị xóa sổ. Trước thực tế này, Quảng Ngãi phải triển khai các biện pháp khôi phục rừng ngập mặn để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

nuôi tôm ở Quãng Ngãi
Những hồ nuôi tôm đã thay thế hàng chục ha rừng ngập mặn ở đầm ngập mặn xã Tịnh Kỳ và Tịnh Hòa

Rừng ngập mặn “kêu cứu”

Khu vực đầm ngập mặn xã giữa hai xã Tịnh Kỳ và Tịnh Hòa từ lâu đã không còn được bao phủ bởi màu xanh ngút ngàn của rừng ngập mặn. Trên mặt đầm loang loáng nước nhấp nhô những chòi nuôi tôm, nay chỉ còn lác đác vài bụi đước, sú đứng dựa lưng vào nhau.

Ít ai biết, tại khu vực này, cách đây chưa đầy 10 năm, có hơn 10ha rừng mập mặn. Đây cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều loài chim, cò quý hiếm. Thế nhưng môi trường sinh thái trong lành ấy đã sớm nhường lại cho việc người dân san ủi, chặt phá để nuôi trồng thủy sản.

Ông Trần Đình Tiến- Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi cho hay: Trước đây xã có đến hơn 50ha rừng ngập mặn giáp ranh với Tịnh Hòa. Thế nhưng, nhiều người dân bất chấp sự vận động, can ngăn của chính quyền mà ồ ạt phá đi rất nhiều diện tích đước, sú, dừa nước. Dần dần, khu vực này chỉ còn vài cây trên diện tích chưa đầy 1ha.

Cũng vì sự tàn phá của con người, mà rừng dừa nước tại xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi vốn rộng hơn 100ha, thì nay chỉ còn vỏn vẹn 9ha. Thế nhưng, nguy cơ mất trắng khu rừng sinh thái này vô cùng cao, khi nhiều người dân địa phương vẫn đang tiếp tục chặt phá để làm hồ nuôi thủy sản.

Đây là tình trạng chung của tất cả các rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh. Bị san ủi, chặt phá với hàng trăm ha, không chỉ rừng ngập mặn mà nhiều loài sinh vật như: chim, cò, tôm, cá... sống dựa vào rừng cũng đang phải “kêu cứu” khi mất đi môi trường sống.

Hiện tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn khoảng 300ha rừng ngập mặn ven biển. So với năm 2002, diện tích rừng đã giảm đi hơn 30%. Diện tích rừng ngập mặn vẫn đang ngày càng giảm trước sự bất lực của chính quyền địa phương.

Với vai trò là vành đai xanh ngăn xâm thực biển, sạt lở, rừng ngập mặn đang được Quảng Ngãi nỗ lực khôi phục

Những năm gần đây, các khu vực ven biển thường bị xâm thực của sóng biển, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt dần. Rừng ngập mặn được phục hồi sẽ có vai trò quan trọng để giải quyết tình trạng xâm thực, tăng cường khả năng phòng hộ, điều hòa khí hậu và bảo vệ hệ sinh thái ven bờ biển.

Từ năm 2014, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện chương trình trồng mới và phục hồi gần 200ha rừng ngập mặn với kinh phí trên 30 tỷ đồng. Trong đó, hơn 100ha rừng với các loại cây đước, cốc, sú đã được trồng các vùng đầm, cửa sông.
Tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, trong vòng 2 năm nay, đã có hơn 60ha diện tích cây đước và cóc trắng bản địa được trồng mới, nâng tổng số diện tích rừng ngập mặn tại đây lên gần 100ha. Ông Nông Viết Chung - Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ môi trường và cảnh quan Dung Quất cho hay: Khu vực rừng ngập mặn Bình Thuận trồng khoảng 80ha. Sau khi được khôi phục theo kế hoạch, khu vực này sẽ góp phần xử lý nước thải sau nhà máy lọc dầu và góp phần giảm ô nhiễm, khí thải, chống sạt lở và điều hòa khí hậu trong khu kinh tế.

Còn với Dự án trồng rừng ngập mặn ven biển rộng 90ha ở các xã Bình Phước, Bình Trị và Bình Đông (Bình Sơn), đến nay, đã có hơn 40ha được trồng mới và khôi phục. Ông Phí Quang Hiển- Phó Giám đốc Sở TN&MT chia sẻ: Rừng ngập mặn giảm đi, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của dân, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu. Chúng tôi triển khai vừa kết hợp với chương trình mềm như trồng cây cho các khu vực ven sông, ven biển, vừa xây đê bao che chắn giảm bớt xâm thực của biển để bảo vệ bờ biển.

Với những nỗ lực duy trì vành đai xanh ngăn sóng, giảm xâm thực bờ biển, so với 2 năm trước đây, diện tích rừng ngập mặn đang có dấu hiệu hồi phục rõ rệt từ 200ha mở rộng lên con số 300ha.

Quảng Ngãi có đường bờ biển trên 130km, là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu. Để phòng ngừa, giảm thiểu những tác động này, Quảng Ngãi vẫn đang tiếp tục tập trung khôi phục phát triển rừng ngập mặn, phục hồi các cây bản địa phù hợp để chống sạt lở, giảm thiểu nhiễm mặn, bảo tồn hệ sinh vật và tài nguyên thiên nhiên.
 

QN
Đăng ngày 12/03/2017
Bài, ảnh: Thanh Phương
Môi trường

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:14 15/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 10:14 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:14 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:14 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 10:14 15/01/2025
Some text some message..