Sản phẩm đậu nành lên men truyền thống trong thủy sản

Sản phẩm đậu nành lên men truyền thống là Natto và Korean Meju không những có khả năng thay thế bột cá mà còn kích thích tăng trưởng và hệ thống miễn dịch của động vật thủy sản.

Sản phẩm đậu nành lên men truyền thống trong thủy sản
Sản phẩm đậu nành lên men truyền thống trong thủy sản

Đậu nành với hàm lượng protein tương đối cao từ lâu được xem là một trong những nguồn đạm từ thực vật có khả năng thay thế hoàn toàn bột cá trong thức ăn thủy sản. Nhiều sản phẩm lên men từ đậu nành từ lâu được dùng là thực phẩm, bên cạnh đó nhiều sản phẩm lên men từ đậu nành cũng cho thấy hiệu quả trong tăng cường sức khỏe và tăng trưởng ở động vật thủy sản (ĐVTS).

Natto

Natto là sản phẩm đậu nành lên men truyền thống của Nhật Bản, với hàm lượng lớn các lợi khuẩn đặc biệt là các lợi khuẩn lên men lactic natto được người Nhật rất tin dùng. Nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của natto như một thực phẩm chức năng trong dược phẩm, thực phẩm và cả trong thủy sản.

Nhiều nghiên cứu trên ĐVTS cho thấy natto đóng vai trò như một chất kích thích miễn dịch giúp tăng cường cơ chế đáp ứng miễn dịch của động vật thủy sản, đồng thời kích thích tăng trưởng và khả năng kháng bệnh của ĐVTS.

đậu nành lên men, đậu nanh trong thủy sản, đậu nành lên men trong thủy sản, nguyên liệu thủy sản

Ảnh: Natto sản phẩm lên men truyền thống từ đậu nành của Nhật Bản

Nhiều nghiên cứu bệnh do vi khuẩn trên tôm cho thấy các chủng vi khuẩn có khả năng gây bệnh thông qua việc hình thành các màng sinh học. Thử nghiệm với chiết xuất từ natto đối với Vibrio harvey (VH) tác nhân gây bệnh phát sáng trên tôm cho thấy, chiếc xuất natto có khả năng ức chế sự hình thành các màng sinh học, gây cản trở sự hình thành vi khuẩn trong nước.

Thành phần trong sản phẩm lên men natto là vi khuẩn Bacillus subtilis (BSN1), sản phẩm chiết xuất này được bổ sung vào thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) sau đó gây cảm nhiễm với VH với 106cfu/ml, kết quả cho thấy tôm cho ăn thức ăn có bổ sung chiếc xuất từ natto cho tỉ lệ sống cao hơn so với ngiệm thức đối chứng.

Korean Meju

Korean meju là sản phẩm lên men từ đậu nành truyền thống của Hàn Quốc sử dụng nấm mốc Aspergillus oryzae. Nhiều nghiên cứu cho thấy A. oryzae kích thích tăng trường, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch trên các loài cá biển.

đậu nành lên men, đậu nanh trong thủy sản, đậu nành lên men trong thủy sản, nguyên liệu thủy sản

Ảnh: Korean meju sản phẩm lên men đậu nành truyền thống của Hàn Quốc

Bột đậu nành thông thường (SM) và meju được bổ sung vào thức ăn của cá mó với các nghiệm thức: 8% SM, 4% Meju (50% SM được thay thế bằng Meju), 4% đậu nành lên men (F-SM) (50% SM được thay thế bằng F-SM) và nghiệm thức đối chứng dương sử dụng 0,08% A. oryzae.

Hoạt động của antioxidant của cá cho ăn thức ăn có bổ cung Meju cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức bổ sung F-SM và Meju cho thấy hoạt động của antioxidant trong huyết tương cao hơn các nghiệm thức còn lại và hoạt động superoxide cao hơn so với nghiệm thức sử dụng hoàn toàn SM.

Việc bổ sung các sản phẩm đậu nành lên men truyền thống vào khẩu phần thức ăn của ĐVTS giúp đối tượng nuôi hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn qua đó kích thích tăng trưởng cùng với tăng cường hệ thống miễn dịch của ĐVTS.

Đăng ngày 07/12/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 05:14 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 05:14 13/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 05:14 13/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 05:14 13/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 05:14 13/01/2025
Some text some message..