Streptomyces spp - probiotic tuyệt vời cho tôm

Mới đây, các nhà khoa học người Cuba đã phát hiện dòng Streptomyces spp. RL8 và N7 có thể được ứng dụng làm probiotic tuyệt vời để cải thiện tình trạng sinh lý và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm trên tôm nuôi.

Streptomyces spp - probiotic tuyệt vời cho tôm
Khuẩn lạc Streptomyces spp trên môi trường GauseI. Ảnh: internet

Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các thức ăn bổ sung Streptomyces có thể bảo vệ cá và tôm không bị nhiễm các mầm bệnh cũng như gia tăng sự phát triển của các sinh vật dưới nước.  

Nghiên cứu này của các nhà khoa học người Cuba nhằm đánh giá ảnh hưởng của các dòng Streptomyces RL8 và N7 đối với sự phát triển, tỷ lệ sống và cấu trúc mô gan tụy của tôm chân trắng Litopenaeus vannamei.

Streptomyces spp. RL8, streptococus trong nuôi trồng thủy sản, probiotic từ streptomycis, bệnh tôm

Vị trí phân loại của các chủng Streptomyces

Thí nghiệm

Ấu trùng tôm 0.02 ± 0.01 g được cho ăn với chế độ ăn bổ sung Streptomyces spp. RL8 và N7 ở 108 CFU/g thức ăn trong 30 ngày, tiếp theo chúng sẽ được gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus để đánh giá khả năng kháng bệnh của tôm. Độc tính của vi khuẩn cũng được đánh giá bằng cách ghi nhận tỷ lệ tử vong liên quan đến việc sử dụng 1-100 g/l khối lượng tế bào và 108-1010 CFU/g thức ăn của những dòng này ở Artemia salina và tôm thẻ chân trắng L. vannamei.

Kết quả

Nhóm tôm bổ sung thức ăn có chứa dòng Streptomyces sp. RL8 có tốc độ tăng trọng tốt hơn đáng kể (0,62 ± 0,18 g)  so với các nhóm tôm còn lại và tỉ lệ sống sót (84,44 ± 5,7%) sau khi nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, trong khi đó nhóm tôm ăn dòng Streptomyces sp. N7 cho thấy tỷ lệ sống sót cao hơn đáng kể (57,77 ± 6,8%) so với nhóm đối chứng (0,55 ± 0,20 g và 11,11 ± 9,0%). Gan tụy tụy của tôm được bổ sung Streptomyces cho thấy sự toàn vẹn mô học tốt hơn và hoại tử các ống thấp hơn đáng kể so với nhóm tôm đối chứng. Không tìm thấy độc tính liên quan đến các chủng Streptomyces này.

Streptomyces spp. RL8, streptococus trong nuôi trồng thủy sản, probiotic từ streptomycis, bệnh tôm

Kết luận

Từ các kết quả phân tích trên, các nhà khoa học Cuba cho thấy Streptomyces spp. RL8 và N7 có thể là những ứng đối tượng làm probiotic tuyệt vời để cải thiện tình trạng sinh lý và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm của tôm nuôi.

Báo cáo trên: Onlinelibrary

Đăng ngày 01/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 07:00 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 07:00 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 07:00 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 07:00 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 07:00 09/01/2025
Some text some message..