Tác hại thuốc chống nấm trong nông nghiệp đến động vật giáp xác

Theo một nghiên cứu mới của các chuyên gia từ Đại học Barcelona và Đại học Portsmouth (Anh) thuốc chống nấm và thuốc trầm cảm phát hiện trên các hệ thống sông làm giảm lượng thức ăn tôm ăn vào và tăng tốc độ bơi của tôm.

Tác hại thuốc chống nấm trong nông nghiệp với động vật giáp xác
Thuốc chống nấm được dùng trong nông nghiệp ảnh hưởng đến giáp xác ngoài tự nhiên. Ảnh minh họa: internet

Ở châu Âu, châu Á, Australia và Nam Mỹ nguồn nước có hàm lượng cao các chất chống nấm được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc chống trầm cảm cũng được tìm thấy trong các con sông ở thủ đô nơi có hệ thống nước thải có hàm lượng thuốc cao.

Các sản phẩm hóa học này được đưa vào môi trường nước do không được loại bỏ hoàn toàn ở các nhà máy xử lý; chúng có thể tích lũy trong não của một số loài cá.  Và những ảnh hưởng của sự kết hợp của các chất độc khác nhau đã không được biết đến. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích ảnh hưởng của thuốc chống trầm cảm và thuốc diệt nấm tới sinh vật phù du và các loài giáp xác như tôm cua. 

Giáo sư Alex Ford cho biết: "Hầu hết các con sông trên thế giới đều tiếp nhận chất gây ô nhiễm từ nước thải ngành nông nghiệp và các hệ thống nước thải có nồng độ thuốc cao. Dung dịch hỗn hợp các chất này có thể không gây chết người, nhưng gây tổn hại đến hệ sinh thái và thủy sinh vật."

Giảng viên Isabel Muñoz từ Đại học Barcelona cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy tác động của 2 chất này với hàm lượng thấp làm thay đổi hành vi của tôm Gammarus pulex, làm giảm lượng thức ăn ăn vào và tăng tốc độ bơi khi có độc tố. "

Nghiên cứu về hành vi bơi lội đã chứng minh rằng động vật bơi nhanh hơn sau khi tiếp xúc với thuốc diệt nấm và thuốc chống trầm cảm, tuy nhiên, khi chúng tiếp xúc với cả hai yếu tố, như trong nguồn nước bị ô nhiễm ngoài tự nhiên, sự phối hợp 2 chất này làm cho chúng bơi chậm hơn và dễ dàng trở thành con mồi cho những loài ăn thịt khác.

“Sự thay đổi hành vi bơi lội và ăn uống tác động tới sự phát triển, sinh sản và sự sống còn của động vật giáp xác, một thành phần quan trọng trong chuỗi thức ăn.” Tác giả cảnh báo.

Báo cáo của: University of Barcelona

Đăng ngày 16/11/2017
VĂN THÁI Lược dịch
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 20:16 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:16 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 20:16 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 20:16 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 20:16 14/01/2025
Some text some message..