Tàu đánh bắt xa bờ phát huy hiệu quả

Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển khai thác hải sản xa bờ (Nghị định 67), đến nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai đóng mới 45 chiếc tàu cá; trong đó, có 32 chiếc, công suất từ 400 CV - 1.000 CV đã hoàn thành và đưa vào hoạt động.

Tàu đánh bắt xa bờ phát huy hiệu quả
Tàu đánh bắt xa bờ phát huy hiệu quả. Ảnh minh họa

Ngoài việc tích cực vận động ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, tỉnh Thừa Thiên - Huế phát triển thêm 3 cơ sở đóng tàu đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ từ 400 CV trở lên, theo Thông tư 26/2014/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kết quả, 100% tàu vỏ gỗ theo Nghị định 67 của Chính phủ đều do đơn vị đóng tàu trong tỉnh đảm nhận, vừa đáp ứng được nhu cầu lại tạo thêm được công việc làm cho người lao động.

Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: "Đến thời điểm này, ngân hàng đã giải ngân cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 trên địa bàn đạt gần 110 tỷ đồng trong số 151 tỷ đồng đã ký hợp đồng cho vay với số lượng 14 tàu gỗ, 1 tàu vỏ sắt và 3 tàu hậu cần. Từ nay đến cuối năm, trước khi kết thúc chương trình cho vay, ngân hàng sẽ giải ngân toàn bộ số vốn đã ký hợp đồng. Nếu khách hàng có thêm nhu cầu, chúng tôi sẽ xem xét thẩm định cho vay đến 31/12/2017".

Về khả năng trả nợ của ngư dân, theo ông Nguyễn Văn Bình, để thu hồi vốn tốt, đơn vị khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm sau mỗi chuyến đi biển để tích luỹ dần. Từ tài khoản tích luỹ đó, khi đến hạn thu nợ, ngân hàng sẽ trừ dần. Như vậy, khách hàng vừa có tiền trả nợ, vừa có vốn, vừa có lãi, nhưng ngư dân làm theo cách này chưa nhiều.

Ông Phan Văn Chinh ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang là chủ tàu đóng mới theo Nghị định 67 đầu tiên của tỉnh cho biết, tàu có trị giá trên 7 tỷ đồng giúp hoạt động đánh bắt xa bờ dài ngày, hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm đánh bắt từ 8-10 chuyến, hầu như chuyến nào cũng cho thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên.

Ông Trần Văn Chiến ở xã Phú Thuận, chủ tàu vỏ thép đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên - Huế cho hay, có được chiếc tàu công suất lớn, an toàn trong quá trình khai thác xa bờ, hiệu quả đánh bắt rõ rệt. Sau hơn một năm kể từ ngày hạ thủy, đến nay tàu của ông đã thực hiện 10 chuyến đánh bắt từ 100 hải lý trở ra, mỗi chuyến đều thu nhập trên 100 triệu đồng.

Ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, yếu tố thành công trong đánh bắt xa bờ của Thừa Thiên - Huế là nhờ tàu công suất lớn, ngư cụ đa dạng và hiện đại, có hầm bảo quản tốt, nên mỗi chuyến ra khơi có thể kéo dài từ 10 đến 20 ngày.

Nhờ vậy, đến hết tháng 9/2017, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt 40.166 tấn, trong đó, sản lượng hải sản khai thác biển ước đạt 28.777 tấn, tăng 19,7% so với cùng kỳ.

TTXVN
Đăng ngày 18/10/2017
Quốc Việt
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 19:54 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 19:54 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 19:54 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 19:54 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 19:54 26/04/2024