Vaccine mới cho cá da trơn từ Stenotrophomonas maltophilia

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy vaccine mới sản xuất từ protein màng ngoài (OMPs) của S. maltophilia hứa hẹn sẽ trở thành vaccine đầy tiềm năng cho ngành công nghiệp nuôi cá da trong trên toàn thế giới.

Vaccine mới cho cá da trơn từ Stenotrophomonas maltophilia
Vaccine từ Stenotrophomonas maltophilia. Ảnh minh họa: Internet

Cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) là một trong những loài cá da trơn có sản lượng nuôi trồng rất lớn và giữ vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực ở Châu Mỹ. Trong những năm gần đây, chúng đã bị mắc chứng Stenotrophomonas maltophilia (S. maltophilia) một số trong đó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với người nông dân.

Các protein màng ngoài (OMPs) của S. maltophilia là một trong những đặc điểm rất có tiềm năng tạo ra miễn dịch và được bảo vệ cao nhất để phát triển vaccine trong nuôi trồng thủy sản.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã điều tra các đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cá được tiêm OMPs của S. maltophilia như là vaccine kháng bệnh đối với chính S. maltophilia của cá nheo Mỹ và sau đó điều tra tác động tăng cường của các chất bổ sung tự nhiên Propolis (Pro), FIG polysaccharide (Fcps), Glycyrrhizine (Gly) đến OMPs của S. maltophilia.

vaccine cho cá, vaccine cho cá da trơn, cá nheo mỹ, vaccine trên cá

S. maltophilia Nguồn ảnh: fineartamerica

Kết quả

Kết quả chỉ ra rằng cá nheo Mỹ được tiêm với OMPs có phản ứng miễn dịch tốt hơn bao gồm hoạt động giảm tế bào bạch cầu, hoạt động diệt khuẩn huyết thanh, bổ sung C3, IgM và tăng khả năng chống lại S. maltophilia so với nhóm đối chứng.

Hơn nữa, Pro, Fcps và Gly có thể làm tăng đáp ứng miễn dịch của các OMPs. Tỷ lệ sống (RPS) của cá là 73,33%, 66,67%, 63,33%, 60%, 0% tương ứng với cá tiêm OMPs + Pro, OMPs + Fcps, OMPs + Gly, OMPs, 0,65% dung dịch muối sinh lý bình thường sau khi gây nhiễm thực nghiệm với S. maltophilia.

Kết luận

Các kết quả này cho thấy OMP được sử dụng làm vaccine có thể kích thích đáp ứng miễn dịch và tăng cường khả năng đề kháng của cá da trơn, đặc biệt là kết hợp với với Pro. Qua đó nghiên cứu cũng cho thấy OMPs là một loại vaccine đầy tiềm năng trong tương lai đối với công nghiệp nuôi cá da trơn trên toàn thế giới.

Theo Xingli Wanga Lang Peng, Kaiyu Wangac Jun Wanga Yang He, Erlong Wanga Defang Chend Ping Ouyang, Yi Genga Xiaoli Huang

Đăng ngày 06/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Khoa học

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 07:57 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 07:57 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 07:57 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:57 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:57 19/04/2024