Bạch tuộc thủy tinh là một trong những loài động vật bí ẩn nhất thế giới, nó sống ở vùng biển sâu, rất khó tìm, có thị giác rất nhạy cảm. Ngoài các cơ quan tiêu hóa và mắt, cơ thể của loài động vật trong suốt như thủy tinh.
Ếch thủy tinh sống ở Trung và Nam Mỹ. Hiện đã phát hiện có hơn 100 loại ếch thủy tinh với mức độ "thủy tinh hóa" khác nhau. Có loại chỉ có da trong suốt, có loại lại có bụng trong suốt, bạn có thể trực tiếp nhìn thấy nội tạng của chúng. Một số loài "thủy tinh hóa" toàn bộ cơ thể ngoại trừ đôi mắt như con ếch trong ảnh. Cơ thể trong suốt giúp chúng ẩn mình cực tốt.
Sứa mặt trăng đực, chúng có cơ thể gần như trong suốt không giống như con cái có cơ thể màu hồng nhạt.
Cá trong suốt Cyanogaster noctivaga, loài cá lạ lùng này được tìm thấy ở Rio Negro, Brazil. Chiều dài tối đa của loài cá trong suốt này chỉ lên đến 1,7cm. Ngoài phần đầu màu mè, phần thân của con cá này hoàn toàn trong suốt nhìn thấy cả cấu trúc xương.
Quả óc chó biển (Sea walnut) tên khoa học là Mnemiopsis leidyi, không có mắt và não, về cơ bản trông giống như một đốm trong suốt, ăn những sinh vật phù du. Cơ thể của nó có thể tán xạ ánh sáng thành những dải màu cầu vồng tuyệt đẹp.
Bướm cánh thủy tinh, tên khoa học là Greta oto. Đúng như cái tên, loài bướm này có đôi cánh trong suốt với viền nâu một sọc ngang trắng rất đặc sắc. Tuyệt vời hơn, cấu trúc nano của đôi cánh loài bướm này có thể làm giảm đáng kể sự phản xạ, tương lai có khả năng được nghiên cứu sử dụng trong màn hình máy tính và màn hình điện thoại thông minh.
Giỏ hoa của nữ thần Venus (Euplectella aspergillum) còn được gọi là miếng bọt biển thủy tinh. Bộ xương của loài động vật này được làm bằng silica, vật liệu chính được sử dụng để làm thủy tinh. Chúng cũng ăn sinh vật phù du bằng cách hút nước vào và lọc. Đôi khi chúng cũng phát quang sinh học nhờ ánh sáng được tạo ra bởi vi khuẩn sống trên bề mặt của mình.
Bướm biển Thecosomata, được cho là chiếm hơn 50% của các động vật phù du ở vùng biển Bắc cực, loài động vật có thân thể trong suốt này sử dụng đôi cánh của mình như những chiếc vây, thay vì bay lượn trên bầu trời, nó lướt đi trong lòng biển.
Tôm ma Palaemonetes, động vật giáp xác nhỏ đã tiến hóa để trở thành gần như vô hình để trốn tránh những động vật săn mồi. Thuật ngữ "tôm ma" được áp dụng cho một số nhóm động vật, là lớn nhất của chi Palaemonetes. Đôi khi chúng được gọi là "tôm thủy tinh", nhờ khung xương gần như trong suốt của mình, hoặc "tôm cỏ" vì chúng rất thích sống giữa rong rêu, cỏ dại.
Cá băng Nam cực Notothenioidei, Sống dưới 10m nước ở Nam cực, nơi có nhiệt độ -2 độ C. Chúng rất thích nghi với vùng nước băng giá, thậm chí chúng có một chất chống đông glycoprotein trong máu và chất dịch cơ thể để ngăn chặn các tinh thể băng hình thành. Phần đông lại cá băng này có làn da trong mờ khiến cấu trúc xương của chúng gần như "lộ thiên".