Ai cứu cá tra dầu khủng quý hiếm trên sông Cửu Long?

Là niềm kiêu hãnh của các dòng sông, có tên trong Sách đỏ Việt Nam thế nhưng những con cá khổng lồ trứ danh như cá tra dầu đã và đang được mua bán công khai như bán rau củ.

Ai cứu cá tra dầu khủng quý hiếm trên sông Cửu Long?
Ảnh xe thịt một chú cá tra dầu khủng. Nguồn: Internet

Thương hiệu cá khổng lồ

Mới đây cư dân mạng bày tỏ ý kiến trái chiều liên quan đến hai con cá tra dầu bị xẻ thịt trong nhà hàng lớn ở Hà Nội, TP.HCM. Nhiều người cho rằng cá tra dầu là loài quý hiếm sao không được bảo vệ mà xẻ thịt rao bán công khai, người nước ngoài khi thấy cá có tên trong Sách đỏ sẽ đánh giá như thế nào, tại sao con cá lớn hàng trăm ký lại vận chuyển quá dễ dàng mà không bị phát hiện xử lý…

Thực tế, những năm gần đây ở miền tây nam bộ, những loài cá khổng lồ trên sông Cửu Long như cá hô, cá đuối, cá tra dầu nặng hàng trăm ký luôn là mặt hàng '''nóng'' được các lái cá, các nhà hàng săn lùng. Cho dù giá cá đắt đỏ, một ký từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng nhưng người ta không ngại tốn kém tìm đến ăn cá khổng lồ để được một lần nếm mùi vị lạ trong đời. Mới đây nhất, nhà hàng H.B ở tỉnh An Giang đã bán cá tra dầu nặng 160kg với giá hơn 800.000 đồng/kg. Nhiều người đã tìm đến vừa ăn tại chỗ cho biết mùi vị lạ như thế nào vừa mua về làm quà tặng. Trước đó, nhà hàng này cũng bán thịt con cá tra dầu nặng 100kg và cũng được nhiều người quan tâm dù khi đó giá cá gần 1 triệu đồng/kg.


Cá tra dầu nặng trên 150kg bị xẻ thịt ở Long Xuyên ẢNH: THANH DŨNG

Đầu năm 2017, nhà hàng H.L (TP.Long Xuyên, An Giang) đã cân mua con con cá tra dầu nặng 230kg với chiều dài từ đầu đến đuôi hơn 2m. Con cá to như chiếc xuồng nên nhiều nhân viên trong nhà hàng xúm lại mới khiêng nổi đưa vào phòng chế biến và đã bán thịt cá với giá từ 900.000 - 1,2 triệu đồng/kg. Nhà hàng này cũng từng mua con cá tra dầu khủng nặng trên 160kg và bán giá đắt đỏ nhưng vẫn lắm người đến mua.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2008 đến nay các loại cá khổng lồ liên tục bị sa lưới trên sông Cửu Long. Cụ thể, vào tháng 9.2016, một lái cá ở TP.Long Xuyên cân mua cá tra dầu nặng trên 200kg sau đó cá được nhà hàng ở Sài Gòn tức tốc mua về; năm 2012 ngư dân H.An Phú (An Giang) thả lưới trên sông Bình Di lần lượt bắt được 2 con cá tra dầu cân nặng mỗi con trên 70kg; năm 2013, ngư dân H.Hồng Ngự (Đồng Tháp) bắt trên sông Sở Thượng cá tra dầu nặng trên 130kg…

Cấm nhưng vẫn khai thác, mua bán công khai

Trong vòng 4 năm trở lại đây, trên mạng xã hội thường xuyên xuất hiện các thông tin cá tra dầu khủng sắp về các nhà hàng lớn ở Đà Nẵng, Nghệ An, TP.HCM… Việc mua bán loài cá này gây ngạc nhiên và bức xúc vì chúng có tên trong Sách đỏ. Nhiều người thắc mắc đó là loài cá quý hiếm nhưng tại sao việc rao bán ở các nhà hàng lại công khai như bán rau vậy. Một cán bộ công tác tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (H.Cái Bè, Tiền Giang) thắc mắc khi các loài thú quý hiếm như rắn hổ chúa, cọp, gấu… mua bán hay vận chuyển trái phép khi bị phát hiện đều bị ngành chức năng tịch thu, xử phạt nhưng sao loài cá như tra dầu, cá hô, trà sóc… rao bán công khai không thấy ai xử phạt hay nhắc nhở.

Thạc sĩ Huỳnh Quang Thiện, chuyên gia ngư loại học - Viện Sinh thái học miền Nam, cho rằng vấn đề các loài cá quý hiếm cần được bảo vệ đúng là hiện nay đang cấp bách. Các nhà khoa học và người yêu chuộng thiên nhiên đều bất bình vì chuyện khai thác mua bán công khai những loài cá quý hiếm này. Theo thạc sĩ Thiện, cá tra dầu và cá hô đang cực kỳ nguy cấp, cần nghiêm cấm đánh bắt và bảo vệ tối đa. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) quy định rất nghiêm ngặt về việc đánh bắt, buôn bán các loại cá đang đứng trước tình trạng tuyệt chủng.

Trước đây, khi trao đổi vấn đề này, ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục Trưởng chi cục thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho biết lâu lâu hay tin có ngư dân bắt cá khổng lồ nhưng khi đến nơi thì người ta đã xẻ thịt xong rồi đem bán nên rất khó xử. Còn ông Trần Phùng Hoàn Tuấn, Chi cục Trưởng chi cục thủy sản tỉnh An Giang khẳng định cá tra dầu, cá hô bị cấm mua bán, khai thác dưới mọi hình thức, nên chuyện đánh bắt và tiêu thụ là làm lậu, cơ quan chức năng phát hiện sẽ tới lập biên bản ngay chứ không có cho kinh doanh cá. Theo ông Tuấn, năm 2017 ngư dân có bắt được cá tra dầu, năm 2018 ngư dân An Giang chưa bắt được cá tra dầu và chi cục cũng rất "siết" việc đánh bắt loài cá khổng lồ này.

Theo Chi cục thủy sản tỉnh An Giang, văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BNNPTNT ngày 27.4.2015 công bố "Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có tên trong Sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển" có cá tra dầu, cá trà sóc, cá hô... Điều 7, nghị định 103/2013/ND-CP, nghị định 41/2017/ND-CP có quy định mức phạt đối với hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng có khối lượng thủy sản từ 30kg trở lên bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, theo ông Tuấn việc mua bán này rất khó ngăn chặn, xử lý do ngư dân sống bằng nghề lưới và khi thả lưới, họ vô tình đánh bắt được chúng nên ngành thủy sản chỉ tuyên truyền cho ngư dân là chính.

Theo ghi nhận, cho đến nay, Chi cục thủy sản tỉnh An Giang, Đồng Tháp vẫn chưa xử lý trường hợp nào mua bán cá tra dầu, cá hô. Còn vị cán bộ của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ đặt vấn đề: “Cá là loài sống dưới nước nên tịch thu rồi để cá ở đâu? Chưa kể tịch thu khi cá còn sống nhưng sau đó cá chết ai sẽ chịu trách nhiệm, vì lẽ đó nên cán bộ thủy sản còn ngại chăng?”.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 23/03/2018
Thanh Dũng
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 08:00 22/12/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 16:06 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:06 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 16:06 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 16:06 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 16:06 20/12/2024
Some text some message..