Ai mang cái chết đến gần?

Theo đánh giá của giới thông thạo, năm 2012 những tháng cuối năm không gian nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản rơi vào tình thế ảm đạm chưa từng có.

cho ca
Chợ cá. Ảnh minh họa

Ngoài tác động chung của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, người trong giới còn cho biết việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản tác động bởi sự khủng hoảng về tín dụng, dịch bệnh và đầu ra. Nhất là dịch bệnh lây lan nhanh và hoành hành khắp vùng nuôi gần như không thể gượng dậy nổi.

Thống kê mới nhất về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản tính đến tháng 9.2012, hầu hết các con số tăng trưởng đều sụt giảm so với  cùng kỳ năm 2011. Riêng ở khu vực sản xuất chế biến tôm xuất khẩu, nhiều ao tôm phải "treo" vì vẫn chưa ngăn được dòng dịch bệnh... Đã qua mấy mùa tôm rồi, người nuôi, nhà quản lý mời cả nhà khoa học vào cuộc truy tìm mầm bệnh, chỉ dừng lại ở kết luận: Tôm bị hội chứng viêm gan, tuỵ nhưng cơ chế phát bệnh thì... bó tay.

Có nhiều ý kiến khác nhau về căn nguyên tạo ra sự suy tàn của cả một “vương quốc thủy sản”, nhưng tựu trung vẫn là: Chính vì sự phát triển ào ạt đã đẩy tổng thể vượt ngoài tầm kiểm soát khi chưa có quy hoạch chi tiết cho vùng nuôi, chồng chéo, giẫm đạp lên nhau vụ nối vụ, ao liền ao...

Khi phát sinh bệnh trên con tôm thì sử dụng kháng sinh một cách vô tội vạ bất chấp khuyến cáo: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nhờn thuốc và có thể dẫn đến sự phát triển của các vi khuẩn có khả năng kháng thuốc trong cơ thể động vật và người, cũng như trong thuỷ sản.

Sự tác hại của nó chính là tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn quen thuốc, tạo ra các chủng có “gene” kháng thuốc. Các chủng này có thể lây lan sang người khi tiếp xúc hoặc khi ăn (do thức ăn không nấu kỹ), cơ thể người sẽ không còn khả năng chống chọi với bệnh tật. Đó là với kháng sinh thông thường, còn với dòng kháng sinh gây độc, thì chúng có thể gây bệnh suy tủy...

Thời gian qua, đã có hàng loạt  lô hàng cá tra, tôm xuất khẩu vì dư thừa lượng kháng sinh, bị kiểm tra gắt gao và bị trả lại ở những thị trường lớn như Nhật Bản,  Mỹ, EU... Tại các khu vực chế biến công nghiệp hay hàng rào kiểm soát thực phẩm  nhập khẩu có đủ phương tiện máy móc để kiểm tra, phát hiện lượng kháng sinh tồn dư trên thủy sản chế biến, nhưng còn ở các chợ nội địa..., với mắt thường người mua khó phân biệt để phòng tránh?

Hóa chất độc hại lẫn trong thực phẩm tươi sống cứ khoét dần sức khỏe của người tiêu dùng. Nhưng rồi ngày qua ngày, người tiêu dùng vẫn mỏi mắt trông chờ sự can thiệp hiệu quả của cơ quan chức năng. Hàng xuất khẩu dư lượng kháng sinh bị người tiêu dùng ngoài nước từ chối nhờ sự kiểm định gắt gao của cơ quan chức năng sở tại, còn người tiêu dùng trong nước không cơ hội từ chối những loại thực phẩm có chứa chất độc hại, được bày bán khắp các chợ lớn chợ nhỏ trong vùng...

Một điểm kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm đặt tại các chợ trung tâm rất cần thiết đối với việc bảo hộ sức khỏe người tiêu dùng và không nằm ngoài khả năng của cơ quan chức năng. Sao lại không thể?

Báo Lao Động
Đăng ngày 23/11/2012
Thanh Nguyên
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 01:45 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 01:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 01:45 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:45 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 01:45 24/12/2024
Some text some message..