Alginic acid giúp tôm vượt qua thách thức virus đốm trắng

Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh được alginic acid là chất kích thích miễn dịch tự nhiên và an toàn cho tôm sú.

Alginic acid giúp tôm vượt qua thách thức WSSV
Ảnh minh họa: FAO

Alginic acid là một acid hữu cơ được gọi algin hoặc alginate có nhiều trong thành tế bào tảo nâu. Cấu tạo hóa học của acid alginic gồm 2 phần tử β-D-mannuronic và α – L – guluronic acid liên kết với nhau bằng liên kết 1- 4 glucozid. Alginate có trong thương mại thường được chiết xuất từ tảo nâu ( Phaeophyceae ), bao gồm Laminaria hyperborea , Laminaria digitata , Laminaria japonica , Ascophyllum nodosum Macrocystis pyrifera. 

Alginic acid thường được chiết xuất ra dưới dạng natri alginate.

Việc đánh giá các hợp chất bổ sung vào chế độ ăn của cá nuôi nhằm kích thích miễn dịch đã được chú ý nhiều hơn trong những năm gần đây. Những nghiên cứu trước đây cũng đã được chứng minh vai trò kích thích miễn dịch của alginic acid ở một số loài cá. 

Khi bổ sung alginic acid vào khẩu phần ăn của cá rô phi con(Oreochromis niloticus) đã cho thấy khả cải thiện sức khỏe và đường ruột cá. Với khi bổ sung alginic acid trên cá hồi cầu vòng con cũng cho thấy sự tăng trưởng và tăng cường đáp ứng miễn dịch bẩm sinh. Với liều 4g alginic acid/kg thức ăn bổ sung cho cá tầm con cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và hiệu quả miễn dịch trên cá. 

Nghiên cứu alginic acid trên tôm sú

Nghiên cứu mới đây đã báo cáo tác dụng, liều dùng và tần số bổ sung alginic acid đối với hoạt động tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch và kháng virus đốm trắng (WSSV) trên tôm sú (Penaeus monodon).

Thí nghiệm liều dùng: Tôm được cho ăn khẩu phần có chứa alginic acid ở các nồng độ khác nhau (0, 500, 1000, 2000, và 4000 mg/ 1 kg thức ăn) trong 35 ngày và thách thức với WSSV bằng cách ngâm.

Kết quả cho thấy việc bổ sung axit alginic 1000 mg/kg giúp tăng sức đề kháng của tôm đối với virus gây bệnh đốm trắng WSSV. 

Thí nghiệm tần số bổ sung: Với liều này các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm với tần suất cho ăn khác nhau (hàng ngày, 3 ngày một lần, 7 ngày một lần và 10 ngày một lần) để tăng khả năng kháng bệnh. Kết quả cho thấy tôm nuôi 1000 alginic acid mg/kg mỗi 3 ngày một lần làm tăng trưởng và tăng tỉ lệ sống sót của tôm khi bị thử thách với mầm bệnh WSSV.

Sức đề kháng của tôm được tăng cường để kháng chống lại nhiễm trùng là do tăng cường các phản ứng miễn dịch bao gồm tổng số hemocyte (THC), hoạt động anion superoxide (O2-), và hoạt tính phenoloxidase của hemocytes trong máu (PO).

Alginic acid là chất kích thích miễn dịch tự nhiên và an toàn cho tôm sú Penaeus monodon với liều 1000mg/kg và tần suất 3 ngày 1 lần. Những kết quả này có thể rất quan trọng cho việc phát triển hơn nữa các hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững hơn để sản xuất ra một sản phẩm an toàn hơn cho sức khoẻ con người. Các axit hữu cơ chiết xuất từ tảo như Alginic acid được đánh giá có tiềm năng lớn nhất như một chất kích thích miễn dịch.

Đăng ngày 04/04/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 21:33 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:33 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 21:33 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 21:33 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 21:33 14/01/2025
Some text some message..