Ấn Độ: Các nhà xuất khẩu thủy sản định giá để hỗ trợ người nuôi tôm

Hiệp hội các nhà XK thủy sản của Ấn Độ (SEAI) đang cân nhắc hỗ trợ người nuôi tôm bằng cách cung cấp mức giá hỗ trợ tối thiểu, nhằm giúp đỡ người nuôi chịu thiệt hại bởi doanh số XK thủy sản sụt giảm.

tôm thẻ chân trắng

Khi XK thủy sản không ủng hộ người nuôi, hiệp hội có thể trực tiếp đưa ra giá. Hiệp hội này đang thảo luận với chính phủ về vấn đề này.

Người nuôi tôm Ấn Độ đang gặp khó khăn do sản lượng tôm nuôi tăng mạnh ở các nước khác và nhu cầu thấp do khủng hoảng kinh tế ở các nước tiêu thụ. Ngoại trừ Mỹ, thị trường NK nào cũng muốn hạ giá NK do kinh tế suy giảm.

Tôm là mặt hàng thủy sản XK chính ở Ấn Độ. Giá tôm Ấn Độ liên tục giảm do đồng EUR mất giá; khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc; giá trị đồng yên và rupee sụt giảm; nguồn cung ở các nước Đông Nam Á đã cải thiện so với năm trước.

Các hội viên của SEAI đang tìm cách hạ giá nguyên liệu đầu vào cho người nuôi như con giống, thức ăn và hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi. Mức giá hỗ trợ sẽ thay đổi phụ thuộc vào xu hướng của thời điểm mức giá đó được đưa ra.

Trong năm tài chính 2014-2015, diện tích thả nuôi tôm của Ấn Độ đạt 130.947 ha với sản lượng là 434.557 tấn. Trong giai đoạn này, XK thủy sản đạt mức cao kỷ lục 5.511 triệu USD, tăng 10,05% so với cùng kỳ năm trước đó.

Bang Andhra Pradesh xuất hiện bệnh EHP

Giới chức Cục Xúc tiến XK Thủy sản Ấn độ (MPEDA) đã cảnh báo người nuôi tôm về sự lây lan của bệnh do vi bào tử trùng ở tôm (Enterocytozoon hepatopenaei-EHP).

Bệnh này đã ảnh hưởng tới tôm nuôi ở một số quận ven biển của bang Andhra Pradesh, khiến người nuôi bị thiệt hại nặng nề.

Bệnh EHP lần đầu tiên được phát hiện trên tôm sú ở Thái Lan năm 2009. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, EHP cũng xuất hiện ở tôm chân trắng. EHP có thể làm giảm trọng lượng của tôm và gây thiệt hại cho người nuôi.

Trước thông tin về tình hình dịch bệnh, giới chức của của MPEDA đã lấy mẫu từ các ao nuôi ở các quận Prakasham, Guntur và Krishna của bang. Nước và tôm ở tất cả các vùng nuôi lớn của bang cũng được lấy mẫu kiểm tra.

Giám đốc điều hành của Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản bền vững quốc gia (NaCSA) cho biết, chưa có phương thuốc hữu hiệu để kiểm soát EHP và các biện pháp quản lý chặt chẽ là cách duy nhất để ngăn ngừa dịch bệnh.

Người nuôi được yêu cầu phải tuân thủ các phương pháp khoa học và áp dụng các phương pháp an ninh sinh học để ngăn ngừa dịch bệnh.

Vasep, 29/10/2015
Đăng ngày 30/10/2015
Kim Thu
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 17:15 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 17:15 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 17:15 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 17:15 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 17:15 07/11/2024
Some text some message..