Ấn Độ gỡ lệnh phong toả đối với ngành thuỷ sản

Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản Ấn Độ được miễn trừ đối với các biện pháp phong tỏa quốc gia chính phủ liên bang áp đặt vào tháng 3 để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID–19.

Tôm thẻ chân trắng
Ngành tôm Ấn Độ đã "trở lại" sao thời gian giãn cách xã hội

Ngày 10/4, Bộ Nội vụ Ấn Độ đã ban hành một phụ lục cho hướng dẫn hợp nhất vào ngày 24/3, qua đó thông báo dỡ bỏ các hạn chế đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 

Theo sắc lệnh mới này, mọi hoạt động, bao gồm nuôi, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đóng gói, đóng đông, bán và tiếp thị, trại giống, nhà máy thức ăn và hồ thủy sản thương mại không còn bị cấm hoạt động.

Chính phủ Ấn Độ cũng đã dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động của các công nhân trong ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và các ngành công nghiệp liên quan. 

Tuy nhiên, các ngành này phải áp dụng nghiêm ngặt các quy định như giãn cách xã hội và các biện pháp đảm bảo vệ sinh như rửa tay, đeo khẩu trang… khi công nhân làm việc. 

Chủ các cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn của công nhân trong quá trình sản xuất dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chính quyền cấp tỉnh. Tuy nhiên, sẽ không có nhiều ngư nhân ra khơi bởi mùa đánh bắt đã gần hết.

Lệnh miễn trừ này được đưa ra trong bối cảnh lệnh phong tỏa 21 ngày của Ấn Độ đã và đang gây ra sự đứt đoạn trong chuỗi cung ứng các hàng hóa thiết yếu, bao gồm thủy hải sản. 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ, Shri Ajay Kumar Bhalla, cho rằng một số ngành công nghiệp vừa quan trọng đối với lợi ích quốc gia và vừa có thể hoạt động mà vẫn chấp hành được các qui định phòng chống dịch bệnh và ông cũng đã gửi thông báo về các ngành hàng được quyền miễn trừ cho các cơ quan chức năng. 

Trước đó, lệnh cấm hoạt động đối với các phương tiện vận chuyển, kho đông lạnh, cảng đánh cá và nhà máy chế biến khiến cho ngư dân không thể bán được hải sản. Ngư dân quận Raigad thuộc bang Maharashtra đã phải thả lại khoảng 100.000 tấn hải sản về vùng biển đã đánh bắt.

Ngày 14/4, Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố lệnh phong tỏa toàn quốc có thể được kéo dài thêm so với lệnh phong tỏa 21 ngày thông báo trước đó.

Kinh tế & Tiêu dùng
Đăng ngày 20/04/2020
H.Mĩ
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 14:47 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 14:47 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 14:47 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 14:47 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 14:47 07/11/2024
Some text some message..