An Giang: Độc đáo khô cá sấu!

Khô cá sấu - cái tên khiến không ít người e ngại. Thế nhưng, gần 2 năm nay, việc chế biến khô cá sấu là nguồn thu nhập chính của vợ chồng anh Phạm Chí Thiện (sinh năm 1992, ngụ ấp Tân Đông, xã Mỹ Phú Đông, Thoại Sơn, An Giang).

An Giang: Độc đáo khô cá sấu!
Anh Phạm Chí Thiện bên khô cá sấu thành phẩm

Tìm hiểu nghề làm khô với nguyên liệu độc đáo là cá sấu, chúng tôi không khỏi háo hức, đợi chờ. Tiếp phóng viên là anh Chí Thiện, một thanh niên với nụ cười niềm nở, thân thiện. Anh Thiện cho biết, mình là người mang nghề làm khô cá sấu về quê nhà Thoại Sơn.

Lúc đầu, không tránh khỏi những ánh mắt dè dặt, lo sợ vì với bà con xung quanh, cá sấu là loài động vật hung hãn, thịt của nó khó mà ăn được? Kiên trì với suy nghĩ và quyết tâm của mình, anh Thiện đã thành lập Công ty TNHH MTV Thiện Phạm chuyên chế biến, sản xuất khô cá sấu.

Với sự giúp sức của anh em trong gia đình, đến thời điểm hiện tại, anh là người duy nhất thành công với ý tưởng khởi nghiệp khác lạ - làm khô cá sấu. Hiện, đơn hàng của anh Thiện có thường xuyên, chủ yếu là khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh.

“Trước đây, tôi sản xuất da cá sấu, còn thịt nghĩ là không có giá trị nên không quan tâm. Nhiều lần khách hàng hỏi sao không sản xuất khô cá sấu để tận dụng nguồn thịt thừa, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Được một vài người bạn tư vấn, tôi thử mang ít thịt cá sấu làm khô rồi tặng anh em, họ hàng dùng thử. Tất cả đều chung ý kiến là khô rất ngon, thịt ngọt, không dai, thơm.

Thấy vậy, tôi mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh doanh thêm lĩnh vực khô cá sấu. Bạn hàng của tôi tập trung ở các tỉnh bạn, nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh.

Trung bình 3-5 ngày, tôi nhập về gần 1 tấn thịt cá sấu làm khô. Cuộc sống gia đình nhờ vậy khấm khá hơn” - anh Chí Thiện chia sẻ.

Với nguồn nguyên liệu nhập từ Bạc Liêu, khô cá sấu thành phẩm, anh Thiện bán với giá 300.000 - 330.000 đồng/kg nhưng còn phụ thuộc nhiều vào thời điểm.

Tức, những khi hiếm hàng giá khô sẽ tăng, còn ngược lại giá sẽ thấp hơn. Để bảo quản tốt, thịt cá sấu trước khi chế biến phải được ướp trong nước đá lạnh.

Thịt thô mang về, người chế biến phải lóc hết phần mỡ thừa bỏ đi. Thịt sau khi được rửa sạch được cho vào khuôn ép thành hình chữ nhật.


Lao động nhàn rỗi có thu nhập ổn định với nghề làm khô cá sấu

Tiếp theo, miếng thịt  được cho vào lò sấy ở nhiệt độ cao, khoảng 7-8 tiếng sẽ cho ra thành phẩm khô cá sấu thơm ngon. Tuy nhiên, những miếng quá dày, chưa khô hẳn được phơi thêm một đợt nắng là có thể đóng gói chuyển cho bạn hàng.

Theo anh Thiện, công đoạn chế biến khô cá sấu không cầu kỳ, hay đòi hỏi kỹ thuật công phu, quan trọng là phải đảm bảo được miếng khô không bị sót mỡ và thịt phải tươi ngon.

Phần mỡ thừa được cắt bỏ, anh Thiện bán lại cho những người nuôi cá làm thức ăn với giá rẻ, vừa tăng thêm nguồn thu, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Cao điểm mùa Tết, số lượng thịt cá sấu được nhập về nhiều hơn, trên 1,5 tấn/đợt. Vậy là, với sự nghiên cứu, tìm hiểu, anh Thiện đã tạo nên thương hiệu khô cá sấu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Ngoài phát triển kinh tế gia đình, anh Thiện đã tạo việc làm ổn định cho hơn 10 lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Chị Nguyễn Thị Kiều (sinh năm 1989, ngụ ấp Mỹ Giang, xã Thoại Giang) bày tỏ: “Tôi làm ở đây đã hơn 1 năm. Mỗi tháng được trả lương 4,2 triệu đồng, trung bình tiền công là 140.000 đồng/ngày.

Lúc trước, tôi kiếm sống bằng nghề cấy lúa mướn nhưng bấp bênh, thu nhập không cao. Có ngày cấy quần quật từ sáng đến chiều được hơn 100.000 đồng. Từ khi vào đây làm, giờ giấc thoải mái, thu nhập có thể đảm bảo cuộc sống”.

Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Phú Đông Nguyễn Văn Song cho biết: “Nghề làm khô cá sấu tuy mới nhưng khá hiệu quả, mang đến thu nhập ổn định cho gia đình anh Phạm Chí Thiện.

Anh Thiện đảm bảo rất tốt khâu chế biến và xử lý chất thải nên không gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.

Nhờ có cơ sở của anh Thiện, hàng chục lao động nhàn rỗi của địa phương và các xã lân cận có việc làm ổn định, nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển”.

TTMT
Đăng ngày 30/01/2019
Phương Lan
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 13:03 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:03 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 13:03 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 13:03 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 13:03 14/01/2025
Some text some message..