An Giang: Hiệu quả từ mô hình nuôi lươn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp

Trong những năm gần đây tình hình nuôi thuỷ sản có nhiều bấp bênh, kém hiệu quả do dịch bệnh thường xuyên xảy ra và bị tác động lớn bởi giá cả thị trường dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ. Trước những khó khăn đó thì con lươn vẫn là đối tượng thủy sản được người dân quan tâm, đầu tư nuôi do có nhiều ưu điểm so với các đối tượng thuỷ sản khác như thịt ngon và giàu chất dinh dưỡng (đạm: 18,6%; chất béo 9,1%), giá bán cao, đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Châu (An Giang) con lươn vẫn đang là đối tượng được nuôi chủ lực.

thức ăn lươn
Thức ăn công nghiệp cho lươn được đặt trên giá thể l

Là một nông dân với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi lươn, năm 2012 anh Trần Văn Lâm (ngụ tại ấp Tân Hậu A2, xã Tân An), được sự hỗ trợ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu, anh tiến hành thử nghiệm mô hình nuôi lươn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp thay vì nuôi bằng thức ăn tự chế.

Giữa tháng 7 năm 2012, với 2 bể nuôi, diện tích là 16 m2/bể, mỗi bể nuôi anh thả 550 con lươn giống (mẫu 50 con/kg), một bể nuôi bằng thức ăn tự chế (TATC) theo kinh nghiệm vốn có, một bể anh nuôi bằng thức ăn công nghiệp (TACN) theo hướng dẫn của Trạm Khuyến nông. Sau 8 tháng nuôi, bể nuôi bằng TATC thu được 156 kg (trọng lượng bình quân 325 g/con), bể nuôi hoàn toàn bằng TACN là 125 kg lươn thương phẩm (trọng lượng bình quân 309 g/con), cùng bán với giá 118.000 đồng/kg.

Sau khi trừ hết chi phí mô hình nuôi hoàn toàn bằng TACN lãi 5.807.000 đồng và mô hình nuôi bằng TATC lãi 5.019.000 đồng, thấp hơn mô hình nuôi bằng TACN. Theo anh Lâm mô hình nuôi bằng TACN lời hơn mô hình nuôi bằng TATC là do hệ số thức ăn của mô hình nuôi bằng TACN thấp (1,54), trong khi TATC là 4,34.

Cũng theo anh Lâm, ngoài hiệu quả về kinh tế, nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN có thể thực hiện dễ dàng, chỉ cần thuần trong vòng một tháng là có thể nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN. Sau khi dưỡng xong, thời gian đầu cho lươn ăn thức ăn phối trộn gồm cá và TACN, sau một tuần giảm cá và tăng dần lượng TACN. Sau một tháng cho ăn hoàn toàn TACN được ngâm trong nước cho mềm mới cho lươn ăn, đến ngày thứ 35 là có thể rải viên trực tiếp cho lươn ăn đến khi thu hoạch. Nước trong bể nuôi bằng TACN sạch và không có mùi hôi như bể nuôi bằng TATC.

Theo đánh giá của anh Lâm, nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN có hệ số thức ăn thấp nên cho hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình nuôi bằng thức ăn tự chế, giảm đáng kể lượng vỏ ốc thải ra môi trường, nước trong bể nuôi bằng TACN sạch và không có mùi hôi nên góp phần cải thiện môi trường. Bên cạnh đó, do không phải tốn nhiều thời gian chế biến thức ăn nên chỉ cần một người có thể nuôi nhiều bể nếu sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.

Mô hình thử nghiệm nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN của anh Trần Văn Lâm bước đầu cho hiệu quả, hy vọng sẽ được nhiều nông dân ứng dụng trong thời gian tới.

Khuyến Nông Việt Nam, 12/06/2014
Đăng ngày 14/06/2014
Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Dân vạn chài xuyên đêm săn loại cá ‘nửa sông, nửa biển’

Vào độ cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch, cá mòi lại ngược sông để sinh sản. Cư dân vạn chài các địa phương dọc sông Lam cho biết, năm nay, cá mòi ngược sông ít hơn nhưng bù lại thì béo hơn, to hơn, được giá hơn.

Cá mòi
• 14:21 20/03/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 14:19 02/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 10:00 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:42 31/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 14:02 30/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 18:58 02/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 18:58 02/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 18:58 02/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 18:58 02/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 18:58 02/06/2023