An Giang: Lập tổ xử lý nợ vụ đại gia thủy sản ôm tiền tỷ đi nước ngoài rồi biệt tích

Liên quan đến việc Tổng giám đốc công ty TNHH SX,TM và DV Thuận An (Tafishco) ôm tiền tỷ của nông dân nuôi cá tra đi nước ngoài nhiều tháng không về, mới đây, UBND tỉnh An Giang chỉ đạo thành lập Tổ xử lý nợ đối với doanh nghiệp này.

chuỗi liên kết dọc
Để thực hiện dự án chuỗi liên kết dọc, Công ty Thuận An đã vay ngân hàng Argibank An Giang trên 600 tỷ đồng

Trước đơn kêu cứu của nông dân về việc Tổng giám đốc công ty Thuận An “ôm” hơn 80 tỷ đồng của nhiều hộ nuôi cá tra trong “chuỗi liên kết” với công ty bỏ đi biệt tích, ngày 10/2, UBND tỉnh An Giang đã có thông tin gửi các cơ quan báo chí về vụ việc.

Cụ thể, theo thông báo này, 29/10/2016, ông Nguyễn Thái Sơn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty Thuận An và bà Nguyễn Thị Huệ Trinh – Tổng Giám đốc Cty (ông Sơn và bà Trinh là vợ chồng) đi Trung Quốc tham dự hội chợ nghề cá nhưng đến nay chưa về Việt Nam. Việc tham dự hội chợ này là theo chương trình xúc tiến thương mại của công ty, cơ quan chức năng đang xác minh sự vắng mặt của người đại diện pháp luật công ty.

Từ khi ông Sơn và bà Trinh vắng mặt, ông Hoàng Hữu Thành, Phó Tổng Giám đốc Cty đã điều hành hoạt động của Cty theo giấy ủy quyền. Hiện nay, Công ty Thuận An nhận gia công cho Cty cổ phần Vĩnh Hoàn là chính để trả lương cho công nhân và duy trì hoạt động của công ty.

Báo cáo gửi đến các cơ quan báo chí nêu rõ: Các hộ dân vay vốn từ Agribank An Giang và bán cá cho Cty Thuận An có 2 dạng. Một dạng thuộc dự án chuỗi và một dạng ngoài dự án chuỗi. Đối với hộ dân nuôi cá trong chuỗi, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập Tổ xử lý nợ của dự án này. Thành phần Tổ xử lý bao gồm Sở Công Thương, Sở NNPTNT, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Chi nhánh Agribank An Giang và một số đơn vị có liên quan. Tổ xử lý nợ này sẽ có nhiệm vụ xây dựng phương án thu hồi nợ dự án chuỗi và xem xét xử lý từng hộ dân thuộc dự án.

người nuôi cá gặp khó
Việc Tổng Giám đốc Công ty Thuận An đi nước ngoài đến nay chưa về đã đẩy nông dân nuôi cá tra vào cảnh nợ nần, cuộc sống vô cùng khó khăn

Như Dân trí đã thông tin, từ 2014, được sự chấp thuận chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, Cty Thuận An đã triển khai dự án “chuỗi liên kết dọc trong sản xuất cá tra”. Dự án này có sự tham gia giữa 3 bên gồm: Cty Thuận An, Ngân hàng NNPTNT An Giang và các hộ nuôi cá tra. Trong đó, người nuôi được vay vốn từ Argibank An Giang nhưng không nhận tiền mặt mà thông qua việc nhận thức ăn nuôi cá được Argibank trả tiền thay… Cá nuôi đến định kỳ sẽ được bán “độc quyền” cho Cty Thuận An, sau đó Cty này sẽ thanh toán tiền cho người nuôi sau khi trừ đi khoản tiền mua thức ăn mà các hộ dân đã nhận trong vụ nuôi do ngân hàng đã trả trước đó.

Trong khoảng 2 năm đầu, bà con nuôi cá rất phấn khởi, vì dự án đã tạo đầu ra hiệu quả, nâng cao giá trị cũng như thu nhập cho người nuôi cá tra. Tuy nhiên, từ tháng 11/2016, lãnh đạo Cty Thuận An bất ngờ đi “công tác nước ngoài”, sau đó không trở về khiến các hộ nuôi cá lâm vào cảnh điêu đứng.

Vụ việc diễn ra bức xúc đến nỗi, các hộ nuôi cá đã gửi đơn tố cáo đên các cơ quan Trung ương nhờ can thiệp. Hiện tại, có 12 hộ nuôi cá trong dự án nợ ngân hàng tổng số tiền 129 tỷ đồng…

Được biết, dự án đầu tư chuỗi liên kết dọc cá tra do Cty Thuận An thực hiện gồm 2 giai đoạn với tổng diện tích mặt nước thực hiện dự án là 113,5 ha, Cty Thuận An sẽ vay vốn trên 650 tỷ đồng từ Argibank An Giang để thực hiện dự án…

Báo Dân Trí, 13/02/2017
Đăng ngày 14/02/2017
Nguyễn Hành

Ao quảng canh gặp khó khăn khi môi trường tự nhiên không còn sạch

Ngày nay, để có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho lượng tôm tiêu thụ trong và ngoài nước. Các ao nuôi công nghiệp dần hình thành lên với mật độ dày đặc, nó mang đến rất nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng mang về nhiều tác hại xấu lên môi trường nuôi tự nhiên,nhất là nuôi quảng canh.

Tôm sú
• 10:09 03/07/2024

Làm cách nào để nhóm tảo có lợi chiếm ưu thế

Tảo là một phần quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm. Chúng không chỉ cung cấp oxy và làm sạch nước, mà còn là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Tảo
• 09:57 03/07/2024

Tại sao tôm sử dụng kháng sinh lại bị ép giá?

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng tôm có kháng sinh bị ép giá. Đây không chỉ là vấn đề của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến cả ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Vậy tại sao tôm có kháng sinh lại bị ép giá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

Tôm thẻ
• 09:44 02/07/2024

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 08:00 01/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 13:44 03/07/2024

Ao quảng canh gặp khó khăn khi môi trường tự nhiên không còn sạch

Ngày nay, để có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho lượng tôm tiêu thụ trong và ngoài nước. Các ao nuôi công nghiệp dần hình thành lên với mật độ dày đặc, nó mang đến rất nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng mang về nhiều tác hại xấu lên môi trường nuôi tự nhiên,nhất là nuôi quảng canh.

Tôm sú
• 13:44 03/07/2024

Làm cách nào để nhóm tảo có lợi chiếm ưu thế

Tảo là một phần quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm. Chúng không chỉ cung cấp oxy và làm sạch nước, mà còn là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Tảo
• 13:44 03/07/2024

Những điều cần biết về tôm lột dính vỏ

Lột xác là quá trình cần thiết để tôm sinh trưởng và phát triển, nhưng sau khi lột xác lại có một số trường hợp tôm lột dính vỏ, lột không hoàn toàn làm giảm tỷ lệ sống của tôm. Vậy nguyên nhân hiện tượng tôm lột dính vỏ này là do đâu? Cách khắc phục là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp quý bà con giải đáp tình trạng trên và đưa ra các biện pháp phòng trị hiệu quả nhất.

Tôm lột vỏ
• 13:44 03/07/2024

Nỗi lo trong nuôi tôm: Bệnh phân trắng

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các bệnh tật ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của tôm. Một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều khó khăn cho người nuôi là bệnh phân trắng. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh phân trắng ở tôm, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến các giải pháp hiện đại hóa trong việc xử lý bệnh.

Tôm bị bệnh phân trắng
• 13:44 03/07/2024
Some text some message..