An Giang: Sông Vàm Nao

Tuy ngắn, nhưng sông Vàm Nao ẩn chứa bao điều kỳ bí. Đây là đoạn sông duy nhất nối sông Tiền và sông Hậu, có nhiều loài “kình ngư” trú ngụ và cũng là nơi có những câu chuyện được lưu truyền ly kỳ, hấp dẫn.

giăng lưới
Giăng lưới bắt cá trên sông Vàm Nao

Vàm Nao dài khoảng 7 km, rộng bình quân 700 m, độ sâu trên 17 m. Đây là một đoạn sông được hợp thành bởi đuôi cù lao huyện Phú Tân và đầu cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới), chảy qua địa phận các xã: Kiến An, Mỹ Hội Đông (Chợ Mới), Tân Trung (Phú Tân), Bình Thủy (Châu Phú). Vàm Nao có vai trò quan trọng trong việc giao thông - vận tải và phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, vào mùa nước nổi, đoạn sông Vàm Nao là nơi khá nguy hiểm cho tàu thuyền lưu thông qua lại. Bởi, tại đoạn ngã ba sông Vàm Nao, nơi tiếp giáp giữa hai nhánh sông Tiền, sông Hậu có hai luồng nước từ hai con sông Tiền, sông Hậu đổ về. Vào mùa nước nổi, nước sông Vàm Nao chảy cuồn cuộn tạo nên những xoáy nước sâu, rất dễ làm đắm ghe, xuồng nên người dân rất ngao ngán khi đi qua khúc sông này. Đặc điểm của Vàm Nao là như thế nên xưa kia, khi Bùi Hữu Nghĩa bị đày làm lính coi giữ đồn ở Vĩnh Thông (thuộc tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên) có đi qua sông Vàm Nao, đã buộc miệng than: “Núi Sập sấm rền vang tiếng mũi/ Vàm Nao nước chảy đứt đuôi xà”.

Đặc biệt, ở sông Vàm Nao có hoạt động đánh bắt cá bông lau thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch. Hàng năm, khi mùa nước nổi qua đi, nước sông Vàm Nao trở mình trong vắt thì ngư dân đánh bắt cá bông lau cũng bắt đầu chuẩn bị tàu, xuồng, lưới đi đánh bắt. “Cuộc mưu sinh” của ngư dân đánh bắt cá bông lau thường được diễn ra vào khoảng 11 giờ tối (khi nước bắt đầu ròng), lúc này, những mẻ lưới được thả xuống nước, mặt sông cũng trở nên lung linh, huyền ảo do màu sắc từ những ánh đèn lưới giăng tạo nên.


Niềm vui săn được cá

Với dòng chảy đặc thù, sông Vàm Nao thích hợp cho khai thác du lịch. Vì thế, Vàm Nao đã được chọn là một trong những điểm kết nối du lịch trong khuôn khổ dự án du lịch do Tổ chức Nông dân Hà Lan tài trợ. Tham gia du lịch sông Vàm Nao, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống dân dã của người dân nơi đây, với nhiều hoạt động phục vụ khách tham quan, như: Giăng lưới bắt cá, bơi xuồng nhổ bông súng, thu hoạch ấu, bẻ mía; theo chân ngư dân săn cá bông lau, cá hô; thưởng thức các món đặc sản vùng nước ngọt và nghe đờn ca tài tử…. Ngoài ra, du khách còn được nghe những truyền thuyết đầy ly kỳ về chuyện ông Năm Chèo, mùa hội cá hô, cá bông lau đầy thú vị.

Tương truyền, thuở xa xưa con sông này chỉ là một con rạch nhỏ được hình thành bởi lối mòn do bầy voi rừng đi qua, rồi dần dần bị áp lực dòng chảy xiết của sông Tiền và sông Hậu mà tạo thành một con sông rộng lớn ngày nay. Nhưng cũng nhờ vào thế nước xoáy tròn tạo ra những hốc nước sâu bí ẩn nên đã tạo thành nơi trú ngụ của nhiều loại cá “khủng”, như: Cá hô, cá tra dầu… nặng hàng chục ký, có con nặng đến vài trăm ký.

Báo An Giang, 12/07/2015
Đăng ngày 13/07/2015
Mỹ Linh
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 22:33 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 22:33 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 22:33 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 22:33 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 22:33 18/02/2025
Some text some message..