An toàn thực phẩm: Yêu cầu 'sống còn' với doanh nghiệp chế biến

Việc nâng cao chất lượng thực phẩm là một trong những điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm có thể cạnh tranh và phát triển bền vững.

An toàn thực phẩm: Yêu cầu 'sống còn' với doanh nghiệp chế biến
An toàn thực phẩm: Yêu cầu 'sống còn' với doanh nghiệp chế biến. Hình minh họa

An toàn thực phẩm là vấn đề được cả Chính phủ lẫn người dân Việt Nam đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Việc nâng cao chất lượng thực phẩm là một trong những điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến thực phẩm có thể cạnh tranh và phát triển bền vững.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại lễ ra mắt Dự án an toàn thực phẩm tại Việt Nam do Công ty tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Ngân hàng thế giới phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 1/7, tại Tp. Hồ Chí Minh.

Thực trạng an toàn thực phẩm

Tiêu dùng thực phẩm trong nước của Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP và tăng trưởng trung bình khoảng 18%/năm. Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và cơ chế kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam hiện nay chưa được đánh giá cao.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia nhóm nghiên cứu về an toàn thực phẩm của Ngân hàng thế giới cho biết, an toàn thực phẩm đang là một trog những mối quan tâm hàng đầu của công chúng, người tiêu dùng tại Việt Nam và mức độ lo lắng về mất an toàn thực phẩm có xu hướng ngày càng tăng mỗi khi có thông tin liên quan đến chất lượng thực phẩm.

Kết quả khảo sát của Ngân hàng thế giới cũng cho thấy, tại Việt Nam gánh nặng do mất an toàn thực phẩm gây ra tương đương với ba nhóm bệnh SIDA, lao và sốt rét cộng lại và gây tổn thất cả về kinh tế lẫn tính mạng con người.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do phần lớn thực phẩm của Việt Nam (bao gồm cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi) được sản xuất bởi các nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, không tuân theo một tiêu chuẩn chung nào. Mặt khác, có khoảng hơn 80% thực phẩm được bày bán và tiêu thụ tại các chợ bán lẻ truyền thống và hầu như không được bảo quản đúng cách.

Đánh giá về thực trạng an toàn thực phẩm của Việt Nam, Bà Sarah Ockman, Giám đốc chương trình an toàn thực phẩm toàn cầu của IFC cho rằng, hệ thống tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cũng như việc quản lý chất lượng thực phẩm của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. Bằng chứng là đã có nhiều lô hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị kiểm tra dư lượng hóa chất hoặc bị trả về…Điều này gây thiệt hại không nhỏ đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới kim ngạch và giá trị xuất khẩu chung của ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Việt Nam hiện nay đã không còn lo ngại tình trạng thiếu lương thực thực phẩm mà đang phải đối mặt với việc mất an toàn thực phẩm.

Chính tình trạng mất an toàn thực phẩm cũng khiến các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam khó tìm được thị trường tiêu thụ ổn định để phát triển một cách bền vững. Theo ông Vũ Văn Tám, việc sản xuất nông nghiệp ở nước ta phần lớn vẫn theo quy mô nhỏ, lẻ và chưa tham gia vào các chuỗi liên kết.

Tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất lượng mà còn dẫn đến việc sản xuất tràn lan, vượt quá nhu cầu thị trường dẫn đến dư thừa sản phẩm.

Để doanh nghiệp thực phẩm phát triển bền vững

Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của một ngành sản xuất. Đối với ngành sản xuất, chế biến thực phẩm thì an toàn thực phẩm là điều kiện tiên quyết để duy trì sự phát triển lâu dài và bền vững.

Bà Sarah Ockman cho rằng, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm là giải pháp hiệu quả để thúc đẩy tiêu dùng thực phẩm, tạo cơ sở để các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có thể phát triển một cách bền vững.

Trong sản xuất thực phẩm, tính an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất của chất lượng sản phẩm. Sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn đồng nghĩa với việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu các rủi ro.

Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Contral Union, cho biết, ở mỗi quốc gia có một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng về an toàn thực phẩm khác nhau. Do đó, khi lựa chọn thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp đồng thời phải tìm hiểu và lựa chọn chứng nhận tiêu chuẩn phù hợp.

Trên thực tế, có nhiều sản phẩm của Việt Nam có thể đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, nhưng do những sai sót trong khâu quản lý hồ sơ nên không được cấp chứng nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm và không thể gia nhập các thị trường có yêu cầu cao về sự an toàn.

Ông Vũ Văn Tám cho rằng, trong bối cảnh mở cửa và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, không chỉ có thực phẩm xuất khẩu mà ngay cả thực phẩm tiêu thụ nội địa cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của thực phẩm nước ngoài.

Để có thể cạnh tranh được, các doanh nghiệp Việt Nam phải hướng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mà đầu tiên là đảm bảo tính an toàn của thực phẩm. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý Việt Nam phải quy hoạch lại cả ngành trồng trọt lẫn chăn nuôi theo định hướng phát triển của kinh tế thị trường. Tức là sản xuất theo cơ chế cân bằng cung – cầu cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm.

Theo đó, các nông hộ cần được liên kết lại sản xuất theo quy mô nông trại, có thể kiểm soát được cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp và nông hộ cũng cần chủ động tham gia, tuân thủ các yêu cầu của chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, kinh doanh, từ đó nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm hướng tới mục tiêu đưa thực phẩm Việt Nam hội nhập vào chuỗi giá trị thực phẩm của khu vực và thế giới.

TTXVN
Đăng ngày 03/07/2017
Xuân Anh
Doanh nghiệp

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 08:00 27/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 10:35 24/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 14:00 23/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 17:46 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 17:46 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 17:46 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 17:46 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 17:46 27/12/2024
Some text some message..