Ảnh hưởng của nhiệt độ trong nuôi ghẹ xanh

Nhiệt độ đảm bảo tốc độ tăng trưởng và thành thục sinh dục của ghẹ xanh trong điều kiện nuôi nhân tạo.

Ghẹ xanh
Ghẹ xanh.

Ghẹ xanh (Portunus pelagicus) là đối tượng thủy sản có giá kinh tế, thịt thơm ngon và được thị trường ưa chuộng. Ghẹ xanh có nhu cầu tiêu thụ lớn cả trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn cung cấp ghẹ xanh thương phẩm hiện nay chủ yếu là khai thác từ tự nhiên. Việc khai thác quá mức nguồn lợi ghẹ xanh ngoài tự nhiên là nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi và trữ lượng khai thác. Để phát triển sản xuất giống bền vững và tăng cường trữ lượng, kỹ thuật nuôi cần được đa dạng hóa. Mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và hệ thống nuôi cần được nghiên cứu mở rộng để dễ dàng trong việc quản lý môi trường nước, đồng thời nâng cao năng suất trong quá trình nuôi.

Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp axit amin và làm biến đổi mô học ở một số cơ quan trên ghẹ xanh, ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tăng trưởng và tỉ lệ sống của ghẹ.

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ nước khác nhau đến thành phần axit béo và sự biến đổi mô học của mang trong ghẹ xanh.

Ghẹ ở giai đoạn C8 được tiến hành thí nghiệm ở ba mức nhiệt độ nước (24°C, 28°C và 32°C) đã được sử dụng để xác định ảnh hưởng của chúng đến ghẹ trong 119 ngày trong hệ thống nuôi tuần hoàn.

Sau khi kết thúc thí nghiệm thành phần axit béo được xác định, ghẹ nuôi ở nghiệm thức nhiệt độ 28°C cho thấy thành phần axit béo cao hơn so với ghẹ nuôi ở nhiệt độ 32°C. Đồng thời hàm lượng Omega 3 và omega 6 ở nghiệm thức ghẹ nuôi ở 28°C đạt kết quả cao nhất và thấp nhất ở nghiệm thức nuôi ở nhiệt độ 24oC. Omega 3 và omega 6 là hai họ axit béo được sử dụng để đánh giá tình trạng trưởng thành thông qua hệ số thành thục trong quá trình nuôi nhốt. Do đó, đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sinh sản, ương nuôi ghẹ xanh. 

Ghẹ ở nghiệm thức 24°C có tốc độ phát triển kém hơn so với ghẹ nuôi ở nghiệm thức 28°C, tốc độ trao đổi chất thấp do môi trường nhiệt độ thấp, dẫn đến giảm chuyển hóa, giảm tổng hợp axit béo.

Kết quả phân tích mang mô học cho thấy số lượng tế bào máu trong mang trước của ghẹ tăng tỷ lệ thuận với sự gia tăng nhiệt độ. Sợi mang sơ cấp của nghiệm thức nuôi 24°C  bị biến dạng, phình to, ở nghiệm thức 32°C, cho thấy số lượng tế bào máu tăng lên, sự dính lại của sợi mang thứ cấp ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy nuôi cơ thể, Trong khi ở nghiệm thức 28°C tế bào mang vẫn nguyên vẹn. 

Tóm lại, trong quá trình ương nuôi ghẹ nên duy trì nhiệt độ ở 28°C  để đảm bảo cho quá trình tăng trưởng, thành thục sinh dục kể cả trong điều kiện nuôi nhân tạo. Kết quả từ nghiên cứu cung cấp thông tin giới hạn nhiệt thích hợp cho ương nuôi ghẹ, có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả sản xuất giống ghẹ này.

Đăng ngày 26/03/2020
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Chuẩn bị cho vụ nuôi tôm thắng lợi

Bước vào vụ nuôi tôm đầu năm nay, ngành chức năng Bình Định khuyến cáo người nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật, nhất là chú trọng việc tu bổ bờ, ao, cải tạo ao đúng quy trình; chọn con giống đảm bảo chất lượng, đã qua kiểm dịch; sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp bổ sung thức ăn tươi không gây ô nhiễm môi trường.

Ao nuôi tôm
• 09:00 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 18/03/2024

Xử lý nước ao giai đoạn ương tôm

Để bắt đầu một vụ nuôi mới, công đoạn cải tạo và xử lý ao chiếm tỷ lệ quan trọng nhất. Trong đó, việc cấp nước và xử lý nước ao để tạo một môi trường thích hợp nhất cho tôm giống. Có rất nhiều phương pháp xử lý nước ao đầu vụ, hôm nay cùng Tép Bạc tham khảo một số cách sau đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 10:01 14/03/2024

Có nên sử dụng lại nước ao nuôi cũ?

Trong suốt quá trình nuôi, việc cấp hay thay nước không theo chế độ nhất định, có thể không thay nước mới. Tuy nhiên, trong trường hợp cần cấp nước hoặc cải tảo ao cho vụ nuôi mới, một số người nuôi có tái sử dụng lại nước cũ, vậy phương pháp này có gây ảnh hưởng tới tôm nuôi hay không?

Ao nuôi tôm
• 14:19 12/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 15:51 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 15:51 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:51 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:51 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 15:51 19/03/2024