Ảnh hưởng của vi bào tử trùng EHP lên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, tình hình nhiễm vi bào tử trùng EHP trên tôm nước lợ ở một số vùng nuôi của tỉnh Kiên Giang đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt và có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm vì mức độ phân cỡ và tiêu tốn nhiều thức ăn.

Tôm thẻ
Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt như các bệnh do vi rút và vi khuẩn. Ảnh: Công ty Cổ phần UV

Trước những thực tế nêu trên, nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thu Hằng đã tiến hành cuộc khảo sát nhằm đánh giá được tình hình, diễn biến của dịch bệnh, song song đó để hiểu rõ hơn về tác nhân gây bệnh này. Từ đó những biện pháp đối phó với dịch bệnh an toàn và hiệu quả được đưa ra trong nghiên cứu. 

Mẫu tôm thẻ chân trắng được thu tại các ao nuôi tôm thâm canh, sau đó được  vận chuyển sống về phòng thí nghiệm và phân tích mẫu trong ngày. Mẫu  tôm để soi tươi và nhuộm Giemsa được phân tích tại phòng thí nghiệm Bệnh học Thủy sản - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. 

Kết quả thu mẫu cho thấy tôm nuôi thâm canh phát hiện bệnh trong giai đoạn từ 30 ngày tuổi (tuần nuôi thứ 4). Các mẫu tôm đều không có dấu hiệu bệnh lý bên ngoài bất thường, màu sắc tôm tươi sáng, không bị đóng rong hay loét vỏ, ngoại trừ kích cỡ của tôm có sự suy giảm đáng kể so với các mẫu tôm không nhiễm bệnh.  Một số mẫu tôm ở một  số ao nuôi nhiễm nặng vẫn có một vài dấu hiệu bệnh lý đặc trưng như: Tôm giảm ăn, màu sắc tôm bệnh  nhợt nhạt,  vỏ sần sùi, nhám, ruột tôm ngắt quãng hoặc trống rỗng. Tôm bị nhiễm bệnh nặng có thể có biểu hiện phân trắng và mất màu ở gan tụy.

Bào tử EHP
Bào tử EHP quan sát dưới kính hiển vi quang học (100x)

- A: Bào tử bên trong các ống gan tụy

- B: Bào tử tồn tại bên trong tế bào (mũi tên) 

Bào tử EHP
Bào tử EHP tồn tại tự do bên ngoài tế bào quan sát dưới kính hiển vi quang học (150x) (mũi tên)

Bào tử EHP
Bào tử EHP nhuộm Giemsa (100x) (mũi tên)

Tỷ lệ nhiễm bệnh
Tỷ lệ nhiễm (%) bào tử EHP trên tôm thẻ chân trắng 

Kết quả phân tích chiều dài và khối lượng các mẫu tôm cho thấy, đa số các mẫu tôm nhiễm EHP có chiều dài ngắn hơn và khối lượng nhỏ hơn đáng kể so với các mẫu tôm không nhiễm EHP và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau 12 tuần nuôi, tôm không nhiễm EHP có chiều dài và khối lượng trung bình (13,6cm, 20,2g) lớn hơn có ý nghĩa so với tôm nhiễm EHP (11,3cm, 11,0g).

Tỷ lệ nhiễm bệnh
Chiều dài trung bình của tôm nhiễm EHP và tôm không nhiễm EHP

Tỷ lệ nhiễm bệnh
Khối lượng trung bình của tôm nhiễm EHP và tôm không nhiễm EHP

Yang et al. (2021) đã chứng minh rằng tôm nhiễm EHP có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng. Kết quả cho thấy việc điều chỉnh giảm các gen quan trọng trong các con đường tổng  hợp năng lượng đã góp phần  rất  lớn vào sự chậm phát triển của tôm. Ngoài ra, còn có sự điều chỉnh các gen liên quan đến miễn dịch giúp nâng cao sức đề kháng của tôm chống lại sự lây nhiễm EHP.

Đồng quan điểm này, báo cáo của Shen et al. (2022) cũng cho rằng, các hoạt động tiêu hóa đo được ở tôm bị nhiễm EHP thấp hơn đáng kể so với ở tôm khỏe mạnh, trong khi các hoạt động miễn dịch lại có xu hướng ngược lại. Nhiễm EHP trực tiếp làm thay đổi cộng đồng vi khuẩn đường ruột và các hoạt động của enzym, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến các đặc điểm tăng trưởng của tôm. 

Các enzym tiêu hóa α-amylase và lipase đã giảm đáng kể ở nhóm tôm nhiễm EHP. Nhiễm EHP ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch không đặc hiệu bằng cách giảm hoạt động của alkaline  phosphatase, catalase,  γ-glutamyl  transferase, tổng khả năng chống oxy hóa, anion superoxide, phenoloxidase. Do đó, tổn thương nghiêm trọng do EHP gây ra ở gan tụy đã ảnh hưởng đến quá trình bài tiết, tiêu hóa, hấp thụ.

Những tác động này ảnh hưởng đến sinh lý, chuyển hóa  lipid, chuyển hóa carbohydrate, hệthống miễn dịch và gây ra giảm tiêu thụ thức ăn, tăng FCR và chậm phát triển. Vì vậy, nhiễm EHP không gây chết hàng loạt nhưng làm chậm đáng kể sự tăng trưởng của tôm, làm tăng chi phí sản xuất và dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho các trang trại nuôi tôm.

Theo Tạp chí Trường Đại học Cần Thơ

Nguyễn Thị Thu Hằng1*, Nguyễn Thanh Tuyền2, Trương Quỳnh Như2 và Nguyễn Trọng Ngữ2 

Đăng ngày 22/08/2023
Minh Minh @minh-minh
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 08:12 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 08:12 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 08:12 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 08:12 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 08:12 22/11/2024
Some text some message..