Áo chống đạn lấy cảm hứng từ vảy cá

Nhóm nghiên cứu ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, phát triển loại áo bảo vệ cơ thể linh hoạt và siêu nhẹ đầu tiên trên thế giới có thể ngăn cản vũ khí xuyên giáp.

vảy cá
Vảy cá là lớp vảy gắn liền với da của các loài cá, thông thường là cá xương. Ảnh iproperty

Ba lượt đạn cháy xuyên giáp (API) được bắn từ phạm vi bắn thẳng (lên tới 15 m) vào áo giáp vảy sinh học ở tốc độ gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh. Không có viên đạn nào xuyên qua được vật liệu tổng hợp, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Acta Materiae Compositae Sinica hôm 5/1. Viên đạn API 7,62 mm ban đầu được phát triển để phá hủy xe tăng. Nó có thể phát nổ bên trong mục tiêu để gây thiệt hại lớn hơn. Sau đó, loại đạn này được dùng để tấn công người mặc đồ bảo hộ.

Tuy nhiên, khi đâm vào vật liệu áo chống đạn mới, viên đạn làm "bốc hơi" một trong những vảy ceramic siêu cứng và mất phần lớn động năng, biến mất không để lại dấu vết, theo giáo sư khoa học Zhu Deju, người đứng đầu dự án ở khoa kỹ thuật dân sự tại Đại học Hồ Nam. Những viên đạn để lại vết lõm sâu khoảng 20 mm trên lớp cao su phía sau mẫu vật áo chống đạn, chứng tỏ hiệu suất bảo vệ tốt của đồ bảo hộ, Zhu và đồng nghiệp cho biết.

Áo giáp kiểu vảy cá rất phổ biến ở thế giới cổ đại, đặc biệt là các nước phương đông như Trung Quốc và Nhật Bản. Nhưng ứng dụng trong quân đội hiện đại vấp phải nhiều trở ngại. Ví dụ gần đây nhất là Dragon Skin, áo chống đạn kiểu vảy cá do công ty Pinnacle Armour tạo ra vào thập niên 2000, có thể chịu 3 phát đạn từ súng AK-47, theo báo cáo thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nhưng ngay trước khi ký hợp đồng, quân đội Mỹ phát hiện mẫu áo này có thể bị bắn thủng đột ngột trong môi trường chiến đấu. Công ty ở Australia đóng cửa vào năm 2010 sau nhiều lần thua kiện trước quân đội Mỹ.

Một số lực lượng đặc biệt và nhà thầu dân sự mặc Dragon Skin vì độ linh hoạt và thoải mái của nó. Nhưng không một áo chống đạn nào có thể ngăn được loạt đạn xuyên giáp mà không có miếng ceramic hoặc thép và những miếng này chỉ bảo vệ được một số vùng quan trọng trên cơ thể.

áo chống đạn
Sự phân bố áp lực trên áo chống đạn dạng vảy cá do nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển ở các lớp khác nhau. Ảnh Zhu Deju/Đại học Hồ Nam

Nhóm nghiên cứu của Zhu cho biết phiên bản áo chống đạn kiểu vảy cá lấy cảm hứng từ cá chép cỏ, một loài cá phổ biến ở Trung Quốc. Cá chép cỏ là động vật bản xứ ở Đông Á và hiện nay là loài cá lớn nhanh nhất thế giới trong nuôi trồng thủy sản. Khả năng sinh tồn của loài này một phần đến từ lớp vảy có tác dụng bảo vệ cao khi bị đâm và cắn, cho phép cá chép cỏ trốn thoát dễ dàng hơn khỏi hàm răng của động vật săn mồi. Vảy của cá chép cỏ bao gồm một lớp xương cứng trên bề mặt và lớp màng đàn hồi rất dai và chắc ở bên dưới. Những vảy này xếp chồng lên nhau theo góc đặc biệt, nhờ đó mỗi chiếc vảy có thể xoay tự do và giúp phân tán lực tác động.

Zhu và cộng sự phân tích vảy của nhiều động vật khác, bao gồm tatu (Priodontes maximus- là một loài động vật có vú trong họ Dasypodidae) và cá sấu, nhưng phát hiện không loài vật nào có thể sánh với vảy cá chép cỏ về độ linh hoạt và bền chắc. Năm 2020, họ phát triển một loại áo chống đạn mềm có thể chịu đạn súng ngắn. Nhưng chế tạo áo cản đạn xuyên giáp khó khăn hơn nhiều bởi viên đạn có thể xuyên qua tấm chắn nhanh hơn. Sau nhiều thất bại, nhóm nghiên cứu nhận thấy vảy làm từ silicon carbide, một vật liệu cơ bản để sản xuất thiết bị bán dẫn, có hiệu suất tốt nhất.

Hình dáng, độ dày và kiểu xếp chồng lên nhau của những chiếc vảy cần được tính toán bằng mô hình máy tính mạnh, cung cấp kết quả thống nhất và đáng tin cậy với độ chi tiết chưa từng có. Theo thí nghiệm của nhóm nghiên cứu, phát đạn có gây nguy hiểm chí mạng hay không phụ thuộc vào chiếc vảy có bị biến đổi trực tiếp và hoàn toàn thành bột sau khi viên đạn va vào.

Các nhà nghiên cứu phát hiện độ sâu của vệt lõm tăng dần theo số lần bắn. Nhưng họ không tiết lộ cần bắn bao nhiêu phát đạn để đâm xuyên qua vật liệu. Dragon Skin nặng khoảng 2,5 kg. Nhóm nghiên cứu của Zhu không tiết lộ trọng lượng của áo chống đạn hay thông tin chi tiết về loại keo dùng để gắn những chiếc vảy vào áo. Trong môi trường khắc nghiệt như sa mạc, nhiệt độ cao, mồ hôi và chuyển động thường xuyên có thể tác động tới độ bền của keo và khiến vảy trở nên lỏng lẻo. Đây là một trong những lý do khiến Dragon Skin trở thành sản phẩm thất bại, theo quân đội Mỹ.

Theo SCMP
Đăng ngày 21/01/2022
An Khang
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 20:50 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 20:50 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:50 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 20:50 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:50 16/04/2024