Áp lực nặng lên con cá tra

Con cá tra, cá ba sa của Việt Nam đang phải mang trên mình quá nhiều tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng xuất khẩu.

cá tra sản xuất
Cá tra sau thu hoạch phải đáp ứng các tiêu chí khắt khe của nhà nhập khẩu.

Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm phát triển ngành thủy sản bền vững gắn với ý thức bảo vệ môi trường và trách nhiệm với cộng đồng xã hội là cần thiết, nhưng quá tốn kém. Không có tiêu chuẩn chung cho ngành thủy sản nên mỗi doanh nghiệp hiện đang phải áp dụng nhiều tiêu chuẩn. Ngược lại, giá cá tra liên tục giảm hoặc trồi sụt thất thường, gây không ít đau đầu cho các doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn nào?

Cuối tháng 11 vừa qua, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã trao chứng nhận ASC - một tiêu chuẩn mới đối với ngành thủy sản - cho 6 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Với chứng nhận này, các doanh nghiệp được xác nhận cá tra nuôi phải giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe nhân viên và cộng đồng dân cư xung quanh. Trong niềm vui chung đó, các quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cam kết, đến năm 2015 sẽ có trên 50% doanh nghiệp nuôi thủy sản đạt được tiêu chuẩn này.

Nhìn lại hai năm về trước, để con cá tra đạt tiêu chuẩn ASC là không đơn giản. Thời điểm đó, cá tra Việt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều thị trường lớn như Mỹ và các nước châu Âu. WWF thực hiện một phóng sự không mấy thiện cảm về hình ảnh con cá tra Việt Nam và đưa vào "danh sách đỏ" khuyến nghị hạn chế tiêu dùng trong tài liệu hướng dẫn tiêu dùng thủy sản tại Đức, Bỉ, Na Uy, Thụy Sỹ, Áo và Đan Mạch. Điều này cũng đồng nghĩa, con cá tra Việt Nam có nguy cơ bị người tiêu dùng ở châu Âu tẩy chay.

Đã có những tranh cãi quyết liệt giữa phía Việt Nam và WWF vào lúc đó, nhưng cuối cùng mọi chuyện chỉ được dàn xếp ổn thỏa khi phía Việt Nam chấp nhận tiêu chuẩn ASC của WWF để con cá tra được rút ra khỏi "danh sách đỏ". Thắng lợi của WWF trong việc buộc các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phải áp dụng tiêu chuẩn ASC nếu muốn rộng cửa vào thị trường châu Âu đã làm dấy lên lo ngại, bất cứ tổ chức nào cũng có thể áp đặt mọi loại tiêu chuẩn lên con cá tra. TS. Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tại Việt Nam hiện có rất nhiều hệ thống tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng thủy sản do các tổ chức phi chính phủ lập nên, như: BAP, GlobalGAP, MSC, MetroGAP, ASC, IFORM, SQF…

Chưa kể, một số hệ thống bán lẻ và nhà nhập khẩu còn có tiêu chuẩn và quy định riêng, yêu cầu cơ sở nuôi trồng, doanh nghiệp xuất khẩu phải áp dụng và được cấp chứng nhận thì mới nhập hàng. Điều đáng nói là các bộ tiêu chuẩn này đều dựa trên cơ sở hướng dẫn nuôi trồng thủy sản bền vững của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) với bốn nội dung cơ bản phải tuân thủ là: an toàn thực phẩm, sức khỏe và an sinh động vật nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội. Mỗi bộ tiêu chuẩn lại lấy một phần trong bốn yếu tố đó để xây dựng hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn riêng. Điều này dẫn đến nhiều quy trình trùng lặp, gây lãng phí tiền bạc của doanh nghiệp. Nhưng nếu không thực hiện theo những tiêu chuẩn ấy thì đừng mong bước chân vào thị trường các nước phát triển.

Ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Hùng Vương (TP.HCM) - một trong 6 doanh nghiệp vừa nhận được chứng nhận ASC, thừa nhận: việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, phát triển ngành thủy sản bền vững gắn với ý thức bảo vệ môi trường và trách nhiệm với cộng đồng xã hội là cần thiết, nhưng quá tốn kém. Chẳng hạn, chi phí để xây dựng quy trình đáp ứng tiêu chuẩn ASC trên dưới 100.000 USD, chưa kể hàng năm tốn khoảng 12.000 USD để được cấp lại giấy chứng nhận. Ngoài ra, doanh nghiệp của ông Minh cũng đang áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP - tấm giấy thông hành để đưa thủy sản vào thị trường châu Âu, hàng năm mất khoảng 6.000 USD để được cấp lại sau khi đã tốn một khoản tiền kha khá để xây dựng quy trình.

"Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào từng thị trường xuất khẩu mà áp dụng các tiêu chuẩn cho phù hợp, như châu Âu đòi hỏi GlobalGAP, ASC; Mỹ đòi GAA, trong khi tiêu thụ ở thị trường nội địa phải áp dụng VietGAP. Không có tiêu chuẩn chung cho ngành thủy sản nên mỗi doanh nghiệp hiện đang áp dụng 5-6 tiêu chuẩn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều này đang gây rối cho các doanh nghiệp và tạo áp lực phải gánh các chi phí rất lớn để đầu tư cho những tiêu chuẩn này", ông Minh cho biết.

Vẫn còn bấp bênh

Với tầng tầng, lớp lớp tiêu chuẩn chất lượng đang "giăng" lên ngành cá tra, đáng lẽ với công sức và tiền của bỏ ra, doanh nghiệp phải bán được sản phẩm có giá cao hơn, nhưng ngược lại giá cá tra vừa qua liên tục giảm hoặc trồi sụt thất thường. Nguyên nhân là do sự thiếu liên kết nên không ít doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi ích riêng, sẵn sàng bán phá giá. Hệ lụy rất rõ, vì chỉ làm lợi cho nhà nhập khẩu và còn bị áp dụng luật chống bán phá giá. Chưa kể để hạ giá thành, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng giảm chất lượng, gây mất niềm tin cho người tiêu dùng và càng khiến các nước châu Âu và Mỹ áp đặt ngày càng nhiều hàng rào kỹ thuật.

Sự phát triển thiếu bền vững của ngành cá tra còn nằm ở tình trạng phát triển quá nóng. Cụ thể, chỉ có khoảng 50 nhà máy chế biến cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lại có đến khoảng 400 công ty tham gia xuất khẩu. Chỉ những công ty có nhà máy chế biến, có vùng nuôi cá mới chú ý và lo lắng về chất lượng sản phẩm khi bán ra, trái ngược với các công ty thương mại hầu như chỉ chú ý đến lợi nhuận. Điều này dẫn đến tình trạng tranh giành nguyên liệu, đẩy giá mua cá lên vô tội vạ và góp phần vào việc mạnh ai người ấy chào giá xuất khẩu, tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu ép giá.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, một thế khó khác của ngành cá tra là doanh nghiệp vẫn chưa giải quyết được tình trạng thiếu vốn. Hiện nay, khoảng 90% doanh nghiệp thủy sản đang có nhu cầu vay vốn ngân hàng khẩn cấp, với mức vay thấp nhất là 10 tỷ đồng và cao nhất lên đến 500 tỷ đồng để khôi phục kinh doanh, xuất khẩu. Nếu có vốn, doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất, đầu tư thêm vào sản xuất nguyêu liệu. Tuy nhiên nguồn vốn ngân hàng vẫn bị thắt chặt, chưa kể hàng loạt chi phí đầu vào đều tăng (chi phí thức ăn, con giống, phí bảo vệ môi trường…).

Bên cạnh đó, đã có dấu hiệu cho thấy, do khả năng tài chính có hạn, một số doanh nghiệp đã phải chấp nhận bán tháo sản phẩm với giá thấp hơn để thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng, trong đó không loại trừ có cả sản phẩm kém chất lượng. Mặc dù giá trị xuất khẩu quý III tăng 2,4% so với quý II, đạt hơn 438 triệu USD, nhưng nếu so sánh với cùng kỳ năm 2011 lại giảm trên 10%, nên mục tiêu xuất khẩu trên 1,8 tỷ USD sản phẩm cá tra năm nay có thể không đạt được.

Chỉ có khoảng 50 nhà máy chế biến cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại có đến khoảng 400 công ty tham gia xuất khẩu

Diễn đàn Doanh nghiệp
Đăng ngày 10/01/2013
Minh Phương
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 10:07 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 10:07 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:07 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:07 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 10:07 28/12/2024
Some text some message..