Áp thấp gây mưa, dông mạnh khu vực giữa Biển Ðông

Sạt lở gây ách tắc giao thông nghiêm trọng tại Cao Bằng

sat lo dat
Tuyến đường xóm Nặm Phan, xã Quảng Hưng (Quảng Yên, Cao Bằng) bị sạt lở do mưa lớn.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 15 - 17 độ vĩ bắc nối với vùng áp thấp có vị trí 15,5 độ vĩ bắc, 112,5 - 113,5 độ kinh đông, ngay trên khu vực đông nam quần đảo Hoàng Sa. Do ảnh hưởng của hình thế thời tiết này, khu vực giữa Biển Ðông (bao gồm cả vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông, ngư dân cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh.

Hiện nay, trên sông Thao, mực nước tại Yên Bái là 28,83 m; sông Hồng, mực nước tại Hà Nội là 5 m. Mực nước hạ lưu sông Thái Bình tại Phả Lại là  2,22 m. Dự báo, mực nước hạ lưu sông Hồng và hạ lưu sông Thái Bình biến đổi chậm. Tại miền trung và Tây Nguyên, mực nước sông Mã tại Lý Nhân là 6,19 m; sông Cả tại Nam Ðàn là 2,42 m; sông Ðăkbla tại Kon Tum là 515,88 m, sông La Ngà tại Tà Pao là 118,17 m. Dự báo, mực nước hạ lưu sông Mã tiếp tục lên; các sông từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế, khu vực Tây Nguyên và Bình Thuận biến đổi chậm.

Theo Ban Chỉ huy PCLB Cao Bằng, trong các đợt mưa mới đây, trên địa bàn tỉnh  xảy ra sạt lở trên các tuyến QL4a; QL34; tỉnh lộ 207, 208, khối lượng đất đá sạt lở khoảng 55 nghìn m3, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng. Do khối lượng đất sạt lở lớn, thời tiết vẫn đang diễn biến phức tạp nên công tác khắc phục hậu quả đang gặp rất nhiều khó khăn. Sở Giao thông vận tải tỉnh đã huy động nhân lực, máy móc khắc phục và có phương án thông xe trong thời gian sớm nhất.

Theo Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Bình Thuận, từ ngày 23 đến 25-8 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa vừa đến mưa to, gây lũ trên sông La Ngà. Mưa, lũ đã gây một số thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây. Hiện tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, thống kê tình hình thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 28/08/2013
PV và CTV
Môi trường

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 11:11 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 11:11 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 16/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 11:11 16/04/2024