Arab Saudi đặt mục tiêu tăng sản lượng tôm nuôi lên 200.000 tấn

Arab Saudi tuyên bố sẽ tiếp tục tăng sản lượng tôm nuôi lên 200.000 tấn vào năm 2025. Đây là một phần của chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đầy triển vọng của quốc gia này, được công bố vào đầu năm nay.

Khu nuôi tôm công nghiệp
Một khu nuôi tôm công nghiệp ở Trung Đông.

Arab Saudi đang đầu tư 400 triệu USD với mục tiêu tăng tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản lên 600.000 tấn trong 5 năm tới, trong đó sản lượng tôm sẽ chiếm 1/3 thị trường nước này.

Theo Haydar Al Sahtout, cố vấn của Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản Arab Saudi, sản lượng tôm nước này dự kiến sẽ giảm trong năm 2019 từ 64.025 tấn xuống còn khoảng 50.000 tấn.

Tuy nhiên, sự sụt giảm này dự kiến sẽ chỉ xảy ra một lần do triển vọng đặt ra cao hơn, cố vấn cho biết tại hội nghị tôm Infofish gần đây ở Bangkok, Thái Lan.

Chính phủ Arab Saudi sẽ đưa ra chứng nhận Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất (BAP) cho người nuôi tôm vào năm tới. 

Ông Al Sahtout lưu ý thêm quốc giaTrung Đông đã áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, nỗ lực chống lại dịch bệnh khi ngành nuôi trồng thủy sản phát triển.

Ở Arab Saudi, các trang trại nuôi tôm hầu như nằm dọc theo bờ phía nam của Biển Đỏ và không có trang trại riêng lẻ quy mô nhỏ - tất cả đều là dự án nuôi tích hợp theo chiều dọc, với nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trang trại giống và các nhà máy đều được kết nối theo quy mô lớn.

Quốc gia này cũng được cung cấp tôm bố mẹ không có mầm bệnh cụ thể, hoặc tôm SPF (Specific Pathogen Free) bởi Charoen Pokphand Foods (CPF), Thái Lan, ông Al Sahtout cho biết thêm.

Trung Đông đặt mục tiêu tăng sản lượng tôm nhanh chóng

Sản xuất trên khắp Trung Đông có thể sẽ tuân theo sự lãnh đạo của Arab Saudi, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ nước này, dẫn đến một loạt các dự án mở rộng canh tác trên toàn khu vực, theo Al Sahtout.

Tuy nhiên, năm 2019 đã chứng kiến sự sụt giảm trong tổng sản lượng tôm trên toàn khu vực - chỉ dưới 100.000 tấn, do sự bùng phát của bệnh đốm trắng trên tôm.

Ông Robins Macintosh, phó chủ tịch điều hành của CPF, lưu ý rằng nông dân Arab Saudi cũng đã nhập khẩu tôm bố mẹ có khả năng kháng mầm bệnh. Tất cả mầm bệnh tiếp xúc từ các nguồn khác ngoài CPF, được cho là do lây lan bệnh đốm trắng.


Sản lượng tôm Trung Đông 2015-2019 và dự kiến đến năm 2021.

Sản lượng tôm ở Trung Đông được kì vọng sẽ tăng lên 500.000 tấn trước cuối năm 2030, cố vấn Al Sahtout cho biết.

Nguyên nhân là sự thúc đẩy của các dự án lớn của chính phủ tại Arab Saudi, Ai Cập và Iran, cũng như sự phát triển của các địa điểm sản xuất tôm mới ở Oman và Qatar.

Cuối năm 2017, Ai Cập đã mở một trang trại nuôi cá rô phi và tôm tích hợp mới, lớn nhất ở Trung Đông, với chi phí 90 triệu USD, được xây dựng trong mối quan hệ đối tác giữa Tập đoàn Trung Quốc Guangdong Evergreen và quân đội Ai Cập.

Theo ông Al Sahtout, ngành công nghiệp tôm thẻ định hướng xuất khẩu của Iran cũng hứa hẹn sẽ tăng mạnh trong thập kỉ tới.

"Năm 2018, sản lượng tôm của Iran đạt 45.000 tấn, chúng tôi dự kiến sản lượng thấp hơn một chút vào năm 2019, nhưng họ đang đặt mục tiêu tăng tới hơn 60.000 tấn vào năm 2021".


Sản lượng tôm Iran 2011-2019 và dự kiến đến năm 2021.

Các dự án lớn của chính phủ ở Oman và Qatar cũng đã đặt ra các mục tiêu sản xuất quy mô lớn. Oman đang phát triển 5 trang trại nuôi tôm với sự hỗ trợ từ Thái Lan và Singapore, với mục tiêu vào năm 2030 sẽ đạt 71.200 tấn tôm mỗi năm.

Trong khi đó, Qatar - hiện không có trang trại nuôi tôm - đang có kế hoạch thành lập một số trang trại ban đầu sử dụng công nghệ của Mỹ với khả năng sản xuất 3.000 tấn tôm mỗi năm, sau đó nhanh chóng tăng sản lượng hàng năm lên 100.000 tấn trong 5 năm tới.

Vietnambiz
Đăng ngày 06/12/2019
Ngọc Ánh
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 08:55 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 08:55 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 08:55 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 08:55 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 08:55 18/12/2024
Some text some message..