ASEAN với chuyện 'thẻ vàng EU'

Không riêng gì Việt Nam, nhiều nước trong ASEAN đã nhận 'thẻ vàng', thậm chí 'thẻ đỏ' từ Liên minh châu Âu (EU) do đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (gọi tắt là IUU).

ASEAN với chuyện 'thẻ vàng EU'
8 tàu xâm phạm lãnh hải nước bạn bị chính quyền Quảng Ngãi tước giấy phép khai thác 6 tháng - Ảnh: TRẦN MAI

EU lập luận rằng hoạt động đánh bắt cá IUU là mối đe dọa lớn nhất đến việc duy trì, bảo tồn các nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh thái biển, gây ra những tác động nghiêm trọng về môi trường cũng như kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Hình phạt nghiêm khắc

Quy định về IUU được EU ban hành vào năm 2008 và có hiệu lực năm 2010, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt cá dưới các hình thức này.

Theo quy định này, các quốc gia đánh bắt cá IUU sẽ bị phạt thẻ vàng cảnh cáo. EU sẽ xem xét án phạt này vào 6 tháng sau. Trong trường hợp các quốc gia nhận thẻ vàng mà không có biện pháp khắc phục phù hợp thì có nguy cơ nhận thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc bị cấm xuất khẩu thủy sản vào EU, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Tháng 10/2017, Việt Nam bị EU phạt vào thẻ vàng với lý do "hành động không đủ để chống lại đánh bắt bất hợp pháp". Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này, đặc biệt là tháng 11/2017, Quốc hội thông qua Luật thủy sản sửa đổi (có hiệu lực từ 1/1/2019), quy định khung hình phạt đến 1 tỉ đồng đối với cá nhân vi phạm, 2 tỉ đồng đối với tổ chức.

Theo một báo cáo của EU về các nước ASEAN đánh bắt IUU cập nhật tháng 12/2016, Campuchia đã nhận "thẻ đỏ" từ EU từ tháng 3/2014, Philippines nhận thẻ vàng vào tháng 6/2014 nhưng được xóa thẻ vàng 10 tháng sau đó sau khi tuân thủ các quy định đánh bắt thủy sản của luật pháp quốc tế.

Cũng do đánh bắt cá trái phép tràn lan, Thái Lan nhận thẻ vàng từ EU vào tháng 4/2015. Kể từ đó, nước này đã lắp đặt một hệ thống theo dõi tự động trên các tàu lớn, cải thiện hệ thống luật pháp về thủy sản. Sau chuyến thăm Thái Lan tháng 11/2016, các thành viên của Ủy ban Thủy sản của EU đã hoan nghênh những biện pháp của Thái Lan, khẳng định đây là bước đi đúng đắn. Tuy nhiên theo cơ quan này, các biện pháp khắc phục của Thái Lan vẫn còn yếu nên chưa được xóa thẻ vàng.

“Nhận được thẻ xanh là một điều tuyệt vời nhưng cũng đừng xem thẻ vàng là một sự trừng phạt của EU. Hãy xem thẻ vàng là động lực giúp Việt Nam hiện đại hóa ngành thủy sản, nâng cao năng lực cạnh tranh tốt hơn so với các nước trong khu vực

Đại sứ Bruno Angelet

Việt Nam quyết tâm ngăn IUU

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 22/12 tại Hà Nội, Đại sứ EU tại Việt Nam Bruno Angelet cho biết ông đã làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về vấn đề thẻ vàng.

"Những gì chúng tôi đã nhìn thấy cho đến nay chính là những dấu hiệu tích cực về cam kết chính trị thông qua các kế hoạch hành động cụ thể, đặc biệt là Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật thủy sản sửa đổi. Chúng tôi cần thời gian để đánh giá độ hiệu quả của các biện pháp Việt Nam đang thực hiện. Việc Việt Nam có thể quyết tâm chính trị là điều rất tốt nhưng còn phải đợi xem kết quả" - ông nói.

Đại sứ Bruno giải thích rằng theo quy trình, tháng 4/2018, 6 tháng sau khi EU phạt thẻ vàng Việt Nam, Ủy ban Thủy sản của EU sẽ xem xét đánh giá các giải pháp ngăn IUU của Việt Nam. Nếu những giải pháp này được đánh giá tốt, Việt Nam sẽ tiến gần đến thẻ xanh. Còn nếu Việt Nam không có sự cải thiện nào hoặc thậm chí thụt lùi, nhiều khả năng sẽ nhận thẻ đỏ.

Tuy nhiên, đại sứ EU tại Việt Nam không cho rằng Việt Nam có thể giải quyết tất cả vấn đề về IUU trong 6 tháng. "Vấn đề này (IUU) rất phức tạp. Chúng tôi cùng Việt Nam giải quyết vấn đề này trong 5 năm trước khi Việt Nam bị cảnh cáo thẻ vàng cho nên 6 tháng là hầu như không thể" - đại sứ Bruno nói.

Ngày 22/12, Financial Times dẫn thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết Việt Nam là một trong những nền công nghiệp hải sản lớn của thế giới cùng với Mỹ, Trung Quốc và Na Uy. Việt Nam dự kiến xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trị giá 8,3 tỉ USD khắp thế giới trong năm 2017. Riêng thị trường EU, theo VASEP, chiếm tới 1/5 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 27/12/2017
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 15:49 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 15:49 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 15:49 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 15:49 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 15:49 22/11/2024
Some text some message..