Australia sang Việt Nam tuyên truyền pháp luật cho ngư dân

Ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã bị Liên minh châu Âu (EU) rút thẻ vàng, vì ngư dân đánh bắt trái phép trên vùng biển nước ngoài và được nhấn mạnh vào các ngư dân vượt khỏi Biển Đông ra Thái Bình Dương. Australia và Palau là hai trong những quốc gia đầu tiên bắt giữ ngư dân Việt Nam đánh bắt bất hợp pháp từ năm 2015.

Australia sang Việt Nam tuyên truyền pháp luật cho ngư dân
Nhân viên cơ quan quản lý thủy sản Australia tuyên truyền kèm phần thưởng mũ bảo hiểm cho 150 ngư dân xã Bình Châu. Ảnh: Văn Chương

Chính sách nhân đạo của Australia

Ngư dân đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển các nước trong khu vực Biển Đông như Philippines, Indonesia, Malaysia thì đôi khi có thể do một số nguyên nhân khách quan, như sang vùng chồng lấn, do di chuyển theo thời tiết. Nhưng ngư dân vượt ra khỏi Biển Đông để sang các quốc gia ngoài Thái Bình Dương thì phải xem xét lại, vì đó là những quốc gia cách Việt Nam vài ngàn hải lý như: Australia, Palau, liên bang Micronesia, Papua New Guinea, New Caledonia, Vanuatu, quần đảo Marshall.

Chiếc tàu cá đầu tiên mà lực lượng bảo vệ bờ biển của Australia bắt giữ vào năm 2015, tại khu vực bãi đá ngầm Meddleton, đó là con tàu của ngư dân thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thông tin về vụ bắt giữ này như câu chuyện nóng ở làng chài, nhưng giới truyền thông lúc đó không chú ý. Suốt 2 năm, nhiều vụ việc cứ từng ngày tăng lên, nhưng vẫn được xem là thông tin nhạy cảm. Thiếu sự thẳng thắn ngay từ đầu cũng là một trong những nguyên nhân khiến các vụ việc này tiếp tục gia tăng, cho đến khi bùng nổ thông tin trên báo chí ở các quốc đảo trên Thái Bình Dương và châu Âu.

Lực lượng quản lý bờ biển của Australia khi bắt giữ ngư dân Việt Nam đã phải mang một tấm bản đồ thế giới ra để họ vạch đường đi. Các ngư dân chỉ từ Việt Nam đi qua khe hở của các nước Philippines và Indonesia rồi mới đến Australia. Trong vụ bắt giữ đầu tiên, các nhà chức trách của Australia tò mò về con tàu nhỏ đi suốt 40 ngày đêm để đến Australia. Nhiều người Việt định cư tại đây làm trong bộ máy chính quyền nước sở tại đã hỗ trợ cho ngư dân, có người còn nhiệt tình tư vấn cho các ngư dân vài thông tin giúp được xử lý nhẹ và không bị giam giữ. Cuối cùng, ngư dân ta được xử lý nhân đạo.

Nhắc đến chuyện “giam giữ”, các ngư dân cho biết, Australia “chăm sóc” các ngư dân Việt Nam rất kỹ. Khi bị bắt thì ngư dân được thuê nhà cho ở, mỗi phòng đều có gắn máy điều hòa, một tuần lễ được khám bệnh một lần, tổ chức cho đi tham quan các cảng biển và tàu đánh cá. Thực đơn buổi sáng là 3 quả trứng gà, trưa ăn cơm với cá phi lê và 1 lít sữa tươi, vài ngày cho một túi thuốc rê trị giá 35 USD, toàn bộ việc canh gác ngư dân giao cho phụ nữ, ngày về nước, ngư dân còn được tặng thêm 50 USD.

Ngay sau đó, hàng loạt tàu cá khác đã tìm đường đến Australia. Ngư dân sang vùng biển này để khai thác sò tai tượng khổng lồ và sau đó chuyển sang lặn bắt hải sâm. Thông tin được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2016, các quốc đảo ở Thái Bình Dương đã bắt giữ 27 tàu với 366 ngư dân Việt Nam, riêng Australia đã bắt 11 tàu, 150 ngư dân. Nhiều vụ việc tái diễn, số ngư dân đánh bắt bất hợp pháp tăng chóng mặt, vì vậy, Chính phủ Australia không tha bổng và cho tàu đánh cá về nữa. Ngư dân Phạm Thanh từng bị bắt giữ cho biết, sau khi phía Australia đốt 2 tàu và thu 65 phi hải sâm thì họ mới cho xem lại hình ảnh trên ti vi và thông báo với ngư dân ta, nếu tiếp tục vi phạm thì sẽ bị “giam giữ” từ 4 đến 6 tháng.

khai thác thủy sản, đánh bắt thủy sản, tàu cá, khai thác cá, khai thác IUU, thẻ vàng, thủy sản
Australia công bố hình ảnh chụp tàu ngư dân từ không phận trước khi bị bắt vào tháng 11-2017. Ảnh: Tư liệu 

Tước giấy phép, khởi tố

Các quốc đảo ngoài Thái Bình Dương phần lớn đều thuộc khối Liên hiệp Anh, Pháp, hoặc chịu sự bảo trợ trực tiếp của Mỹ. Chính vì vậy, vụ việc bắt giữ ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài liên tục đã trở thành câu chuyện nóng trên báo chí các quốc đảo và lan sang châu Âu. Hiện nay, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã bị Liên minh châu Âu (EU) rút thẻ vàng. Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu thủy sản 1,9 đến 2,2 tỷ USD, trong đó, thị trường Mỹ và EU khoảng 350-400 triệu USD.

Trong thời gian qua, BĐBP Quảng Ngãi đã vào cuộc quyết liệt để ngăn chặn tình trạng ngư dân ra Thái Bình Dương lặn bắt hải sâm, tàu cá bị xử phạt sẽ bị tước giấy phép tạm thời trong thời gian 6 đến 9 tháng. Vụ việc tàu cá vi phạm có giảm xuống, nhưng đến cuối năm 2017, lại có dấu hiệu tái diễn đã cho thấy, nỗ lực của các nhà quản lý trong việc rút thẻ vàng là điều không hề dễ dàng. Tại buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, Tổng cục Thủy sản đã đưa ra con số thống kê, trong năm 2017, số lượng tàu cá bị bắt giữ ở Thái Bình Dương là 22 tàu với 301 ngư dân, trong đó, bị bắt giữ tại Australia là 4 tàu, 59 ngư dân.

Australia tổ chức sang Việt Nam tuyên truyền ngay sau khi lực lượng quản lý bờ biển của đảo New Caledonia, thuộc địa hải ngoại của Pháp và Australia vừa bắt giữ 2 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt bất hợp pháp vào tháng 11-2017.

Cũng tại buổi tuyên truyền này, nhân viên quản lý biển đến từ Australia giải thích cho các ngư dân hiểu để từ bỏ tham vọng, đó là hệ thống vệ tinh đều bắt được tín hiệu và biết rất rõ từng chiếc tàu đi vào vùng biển của Australia. Các tàu cá của ngư dân Việt Nam nếu rẽ sang hướng các quốc đảo khác thì thông tin đều được chia sẻ để ngăn chặn và bắt giữ việc đánh bắt bất hợp pháp. Nhân viên quản lý biển của Australia công bố hình ảnh được chụp từ trên không và trực thăng cho thấy rõ từng vị trí di chuyển của tàu cá, trong đó có tàu QNg 90945 TS đi kẹp với một tàu cá khác vào tháng 11-2017.

Trước những diễn biến như vậy, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13-12-2017 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Trong thời gian tới, chủ tàu cá khai thác xa bờ hoặc thuyền trưởng phải thực hiện ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác, lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hải trình theo quy định, bật thiết bị 24/24 giờ và kết nối với trạm bờ của Chi cục Thủy sản các tỉnh. Tước quyền khai thác thủy sản vĩnh viễn; xử lý hình sự đối với chủ tàu, thuyền trưởng tái phạm, các tổ chức, cá nhân môi giới đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở nước ngoài.

Báo Biên Phòng
Đăng ngày 08/01/2018
Lê Văn Chương
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 15:48 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 15:48 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 15:48 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 15:48 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 15:48 22/11/2024
Some text some message..