Bà Rịa - Vũng Tàu: Ấp nở và thả về biển hơn 123.000 cá thể rùa con

Ngày 28.9, Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng đã thực hiện cứu hộ, di dời trứng rùa biển, ấp nở và thả về biển gần 123.000 cá thể rùa con.

Rùa biển
Rùa biển. Ảnh: Twitter

Rùa biển là loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và đang được sự quan tâm bảo vệ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Là nơi có nhiều rùa biển chọn bãi đẻ, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đã triển khai hàng loạt các chương trình bảo tồn rùa biển như: nghiên cứu đặc tính sinh thái học của rùa biển; bảo vệ sinh cảnh làm tổ và các tổ trứng; xây dựng trại giống… cùng nhiều chương trình hành động để bảo vệ loài động vật quý hiếm này.

Qua đó, trong 9 tháng đầu năm, lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo đã cứu hộ, di dời về các hồ ấp nhân tạo 2.510 tổ rùa biển, thực hiện ấp nở thành công 1.586 tổ, thả về biển 122.867 cá thể rùa con. Đồng thời, cũng tổ chức bấm thẻ theo dõi 402 cá thể rùa mẹ lên các bãi biển thuộc vùng biển Côn Đảo để làm tổ đẻ trứng.

Hồ ấp trứngMột hồ ấp trứng rùa tại Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Báo Lao Động

Ngoài ra, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo còn phối hợp với Công ty TNHH Côn Đảo Resort triển khai thực hiện phương án phục hồi và bảo tồn bãi đẻ rùa biển tại bãi Đất Dốc huyện Côn Đảo. Trong năm 2022, hai bên đã di dời về hồ ấp trứng rùa biển bãi Đất Dốc 73 tổ với tổng số 5.686 trứng, đã nở 54 tổ, thả về đại dương 3.717 cá thể rùa con.

Cùng với đó, nhiều chương trình hành động cũng được triển khai và duy trì như: đeo thẻ, đeo máy định vị vệ tinh, đo đạc kích thước rùa biển; tuần tra, kiểm soát, san lấp vệ sinh bãi đẻ, di dời các tổ trứng đến nơi an toàn...

Theo thống kê, Vườn Quốc gia Côn Đảo hiện có 18 bãi cát có rùa mẹ lên đẻ trứng, thời điểm từ tháng 1 đến tháng 11 hằng năm. Mùa đẻ trứng tập trung thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10.

Trung bình mỗi năm, có trên 450 rùa mẹ lên các bãi cát thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo làm tổ, đẻ trứng. Vào những tháng cao điểm mùa rùa đẻ trứng, một số bãi biển lớn như Hòn Bảy Cạnh, Hòn Tre Lớn, mỗi đêm có khoảng 30 đến 40 rùa mẹ lên làm tổ đẻ trứng. Qua đó, Vườn đã cứu hộ, ấp nở và thả về biển khoảng 150.000 rùa con hằng năm.

Báo Lao Động
Đăng ngày 28/09/2022
Thành An
Môi trường

Nuôi cá lồng bè: Khó khăn tăng dần khi ô nhiễm nguồn nước tăng cao

Nuôi cá lồng bè, dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng, đặc biệt là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Nuôi lồng bè
• 14:17 16/10/2024

Sự cần thiết của cá mập đối với đại dương

Biển xanh sâu thẳm thống trị bởi loài cá mập hung tợn, mà mỗi khi nhắc đến ai cũng phải rùng mình. Mặc dù hung dữ là vậy, thế nhưng cá mập lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đại dương. Chúng là những kẻ săn mồi đỉnh cao, kiểm soát số lượng con mồi và giúp duy trì sự đa dạng sinh học.

Cá mập
• 10:52 15/10/2024

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 09:33 09/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:12 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 09:12 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 09:12 18/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:12 18/10/2024

Lựa chọn làm việc thủ công hay áp dụng thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hiện nay?

Trong lĩnh vực nuôi tôm, người nuôi thường đứng trước quyết định giữa việc tiếp tục sử dụng phương pháp làm việc thủ công truyền thống hoặc chuyển sang áp dụng thiết bị công nghệ. Cả hai lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phương pháp nào thường phụ thuộc vào quy mô sản xuất, ngân sách, và mong muốn cải thiện hiệu quả sản xuất.

Thiết bị công nghệ
• 09:12 18/10/2024
Some text some message..