Bà Rịa-Vũng Tàu: lãi lớn từ nuôi hàu Thái Bình Dương

Nhờ nuôi hàu Thái Bình Dương, nông dân ở Bà Rịa-Vũng Tàu có thể thu lãi gần 100 triệu đồng mỗi tháng.

Bà Rịa-Vũng Tàu: lãi lớn từ nuôi hàu Thái Bình Dương
Nuôi hàu Thái Bình Dương là hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

Với nhiều ưu điểm như tỷ lệ con giống sống cao, thời gian cho thu hoạch chỉ 5-6 tháng, đầu ra ổn định… hàu Thái Bình Dương đang được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở trên địa bàn xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chọn làm nghề nuôi mới để phát triển kinh tế.

Nuôi hàu Thái Bình Dương từ năm 2015, đến nay ông Nguyễn Văn Mãnh có khoảng 100 lồng nuôi ở khu vực tiểu khu 8, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. Mỗi tháng ông xuất bán từ khoảng 2,5 - 3 tấn hàu thương phẩm, với giá dao động từ 25-50 ngàn đồng/kg (tùy loại), sau khi trừ chi phí ông còn lời gần 100 triệu đồng.

Theo ông Mãnh, hàu Thái Bình Dương có khả năng thích ứng tốt với vùng nuôi, có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn hàu bản địa, với khoảng 5-6 tháng nuôi là cho thu hoạch.

Ông Mãnh chia sẻ: Thời gian nuôi ngắn, chỉ 6 tháng là có thể xuất bán. Người nuôi có thể chủ động được con giống, còn hàu truyền thống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, có năm thì không bám, có những năm hàu bám quá nhiều cũng chết.

nuôi hàu, mô hình thủy sản, mô hình nuôi hàu, nuôi hàu treo dây, nuôi hàu Thái Bình Dương

Mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương, anh Nguyễn Công Biên, tiểu khu 3, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu cũng đầu tư 110 triệu đồng nâng cấp 19 lồng nuôi cá rồi thả hàu vào giữa các lồng cá. Qua thời gian nuôi, anh nhận thấy hàu phát triển rất tốt, tỷ lệ con giống hao hụt không đáng kể. Sau khi thả, hàu Thái Bình Dương sẽ thích ứng với tự nhiên hoàn toàn, và cho thu hoạch sau 5-6 tháng thả nuôi.

"Hàu Thái Bình Dương này nuôi hiệu quả kinh tế hơn hàu truyền thống, thời gian ngắn, sản lượng nhiều. Hàu truyền thống trước kia 9 - 10 tháng là cho thu hoạch rồi nhưng 5 năm trở lại đây là 16 tháng. Hàu Thái Bình Dương nuôi không khó chỉ cần ghép vào giá thể là tự nó lớn. Nếu làm đúng kỹ thuật thì tỷ lệ sống của con hàu là 100%", anh anh Nguyễn Công Biên cho hay.

nuôi hàu, mô hình thủy sản, mô hình nuôi hàu, nuôi hàu treo dây, nuôi hàu Thái Bình Dương

Quy mô nuôi hàu Thái Bình Dương đang được mở rộng.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu có gần 40 hộ nuôi hàu Thái Bình Dương trên diện tích 26 ha. Ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản - Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, hiện nay ở Bà Rịa-Vũng Tàu, mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương đang được nhiều người dân đầu tư.

Chi cục Thủy sản tỉnh đang khuyến khích người dân chuyển đổi sang đầu tư mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương vì đây là mô hình còn nhiều tiềm năng phát triển, mô hình nuôi an toàn so với hàu bản địa. Phát triển nuôi hàu Thái Bình Dương là hướng đi mới, đây cũng sẽ là mô hình giúp nhiều hộ dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình.

Ông Nguyễn Hữu Thi đánh giá: "Con hàu Thái Bình Dương còn rất nhiều tiềm năng mà chúng ta phải khuyến khích phát triển. Vốn bỏ ra không nhiều, lấy ngắn nuôi dài thì bà con có thể kết hợp với nuôi cá được. Bên cạnh đó cũng góp phần làm sạch nước, ngoài ra nó còn góp phần vào thay đổi mô hình nuôi. Về môi trường thì hơn hẳn, sử dụng các loại dây treo, giá thể hoàn toàn tự nhiên, tái sử dụng được và thân thiện với môi trường, có thể thu hồi được sản phẩm sau thu hoạch của hàu".

Còn ông Lê Xuân Tú, Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết, thời gian gần đây, người dân bắt đầu quan tâm, tìm hiểu và chọn nuôi giống hàu Thái Bình Dương. Dù nuôi loại hàu này ban đầu chi phí đầu tư cao nhưng do tỷ lệ sống của hàu cao, hình thức nuôi an toàn với môi trường và người sử dụng, giá bán ổn định nên nhiều người nuôi lồng bè tại xã Long Sơn đã chuyển sang nuôi loại hàu này.

"Theo quy hoạch chung về nuôi trồng thuỷ hải sản của Long Sơn, chúng tôi cũng dành ra 1 phần để nuôi hàu. Hiện nay bà con vẫn nuôi chung hàu Thái Bình Dương với hàu truyền thống, nhưng sau khi vùng nuôi phát triển thì chúng tôi dự kiến quy hoạch vùng nuôi", ông Tú nói.

Không riêng xã Long Sơn, một số khu vực nuôi trồng thủy sản khác trên địa bàn tỉnh cũng đang chuyển dần sang nuôi hàu Thái Bình Dương. Cụ thể như tại xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) có 70 hộ nuôi trên diện tích hơn 30ha.

Có thể thấy, con hàu Thái Bình Dương đang là hướng đi mới của bà con của bà con trong những năm gần đây. Bởi vậy, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần sớm có định hướng phát triển, quy hoạch vùng nuôi để giúp nghề nuôi hàu phát triển một cách quy cũ, không chỉ giúp cơ quan quản lý kiểm soát tốt vùng nuôi, vấn đề dịch bệnh, bảo vệ môi trường mà còn giúp bà con ổn định cuộc sống, tăng thu nhập.

VOV
Đăng ngày 27/01/2019
Lưu Sơn
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 16:56 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 16:56 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 16:56 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 16:56 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 16:56 25/11/2024
Some text some message..