Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm từ việc nuôi thủy sản lồng bè

Thời gian qua, việc nuôi thủy sản lồng bè trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cung cấp nguồn thủy sản không nhỏ đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản lồng bè vẫn chưa được kiểm soát tốt, dẩn đến phát sinh nhiều bất cập và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm từ việc nuôi thủy sản lồng bè
Sẽ điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt

Nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao

Việc nuôi thủy sản lồng bè trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được hình thành đầu tiên từ năm 2007 trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. Ban đầu với khoảng 10 tổ chức, cá nhân nuôi với số lượng nuôi hạn chế. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì số lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng khá nhanh. Cụ thể, trong khu vực đất liền trên địa bàn tỉnh có 354 cơ sở nuôi thủy sản.

Trong đó có 12 doanh nghiệp, 01 hợp tác xã, 01 phân viện nghiên cứu và 340 hộ dân, với 8.981 lồng, chiếm diện tích 497,062 m2, thu hút 841 lao động sinh dống và làm việ trên lồng bè. Thủy sản nuôi trồng được phân bố tại các sông Chà Và, sông Dinh, sông Mỏ Nhát, sông Rạng và sông Cửa Lấp. Nguồn thủy sản được nuôi chủ yếu là cá và nguyễn thể (hàu).

So với số lồng bè được quy hoạch nuôi đến năm 2020 tại Quyết định số 167 ngày 26⁄01⁄2015 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì số lượng lồng bè hiện nay vượt 8.981⁄5.256, tăng 1,78 lần. Chính vì số lượng lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông tăng lên nhanh dẫn đến việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn, phá vỡ quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng an toàn giao thông đường thủy…

Theo kết quả giám sát của HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tại một số vùng quy hoạch, một số đối tượng tự ý thả vật nổi để chiếm mặt nước; tại khu vực sông Dinh hiện có một số lồng bè đang chiếm khu vực neo đậu tránh trú bão của tàu thuyền; tại khu vực sông Mỏ Nhát đang tồn tại 13 miệng đáy giữa sông, chiếm nhiều diện tích trong vùng quy hoạch và gây nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy…

Cũng theo kết quả của đoàn giám sát, hiện nay các vấn đề nóng về môi trường nuôi cá lồng bè đã tạm lắng, nhưng vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát mạnh, bởi công tác bảo vệ môi trường chưa được người dân chú trọng và thực hiện nghiêm. Cụ thể, hiện nay trong quá trình vệ sinh lồng bè, nhiều chủ cơ sở đang xả thẳng những cặn bẩn ra sông gây mất an toàn cho nguồn nước, tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt.

Tăng cường các giải pháp thiết thực

Để quản lý việc nuôi cá lồng bè và các nhuyễn thể trên hệ thống sông của tỉnh, thời gian qua, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm soát và tăng cường tuyên truyền hướng dẫn người dân chấp hành các quy định bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước để nuôi trồng thủy sản.

Theo đó, đến nay, đã khảo sát cấp biển số đăng ký tạm cho 132 cơ sở; di dời 20 cơ sở nuôi lồng bè ngoài quy hoạch trên khu vực sông Dinh vào vùng quy hoạch; hoàn thành công tác giải tỏa đăng đáy trên sông Chà Và; hạn chế được tình trạng dùng tôn Fibro xi măng và vỏ xe cũ để nuôi hàu; hoàn thành công tác cắm phao phân luồng giao thông đường thủy; hoàn thành lắp đặt 01 trạm quan trắc môi trường tự động để giám sát chất lượng nước trên sông; làm thủ tục cho thuê đất, mặt nước với 08 doanh nhiệp, với diện tích 140.069 m²…

Để quản lý tốt hơn việc nuôi thủy sản lồng bè, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, tới đây, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá tác động môi trường toàn bộ khu vực quy hoạch cá lồng bè nhằm xác định sức chịu tải môi trường, xác định tổng thể giải pháp quản lý. Từ đó sẽ điều chỉnh quy mô phù hợp với tình hình thực tế, hạn chế được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước do hoạt động nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác gây ra; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn các lồng bè hoạt động tự phát; rà soát điều chỉnh lại quy chế quản lý về giao, cho thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản.

Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý kịp thời tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, an toàn lưu thông hàng hải… nhằm tạo cơ sở pháp lý trong việc xử lý đối với các cơ sở vi phạm theo quy định. Ngoài ra, sẽ tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này đối với môi trường và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường... 

Báo TNMT
Đăng ngày 12/03/2019
Linh Nga
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 22:39 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 22:39 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 22:39 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 22:39 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 22:39 07/11/2024
Some text some message..